Châu Âu trong cơn khát năng lượng: Túng thì áp dụng... tiêu chuẩn kép!

Bất chấp tám vòng trừng phạt, các chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân từ Nga vẫn “âm thầm” được chuyển đến các nước thành viên EU theo đúng lịch trình.
Châu Âu trong cơn khát năng lượng: Túng thì áp dụng... tiêu chuẩn kép!

Nga đã đạt được doanh thu khổng lồ 158 tỷ euro xuất khẩu năng lượng trong sáu tháng kể từ thời điểm xảy ra xung đột Nga - Ukraine, trong đó nhập khẩu từ EU chiếm hơn một nửa con số trên. Dựa trên báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch Quốc tế (CREA) cho thấy, “xuất khẩu nhiên liệu đã mang về khoảng 43 tỷ euro cho ngân sách liên bang của Nga kể từ đầu tháng 3”.

Trong giai đoạn này, CREA ước tính rằng Liên minh châu Âu là nhà nhập khẩu hàng đầu của các nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, với giá trị lên đến 85,1 tỷ euro. Tiếp theo đó là Trung Quốc với 34,9 tỷ euro và Thổ Nhĩ Kỳ với 10,7 tỷ euro.

Trong khi EU đã ngừng mua than của Nga, dần dần thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu dầu và áp dụng một số giới hạn đối với việc khí đốt tự nhiên,  ngành công nghiệp nhiên liệu hạt nhân của Nga vẫn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của châu Âu - điều khiến các quan chức Kyiv và các nhà vận động môi trường vô cùng bất mãn. 

Bất chấp tám vòng trừng phạt - các biện pháp nhắm mục tiêu chống lại xuất khẩu năng lượng của Nga - và lời kêu gọi từ Ukraine đối với thương mại hạt nhân, các chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân từ Nga vẫn tiếp tục đến các nước thành viên EU theo đúng lịch trình. 

Khi công bố các gói trừng phạt của mình, Ủy ban châu Âu đã "ngó lơ"  hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, mà chỉ mở phạm vi mục tiêu đối với dầu, khí đốt và than đá như một phần của chiến lược tạo áp lực kinh tế đối với Điện Kremlin.

Ariadna Rodrigo, giám đốc tài chính bền vững của EU tại tổ chức môi trường Hòa Bình xanh, nói với CNBC rằng việc khối phớt lờ các hoạt động thương mại nhiên liệu hạt nhân thực sự là “không thể hiểu nổi”.

Nếu các chính phủ EU nghiêm túc trong việc muốn ngừng cuộc chiến Nga - Ukraine, họ cần đứt sự liên kết của ngành công nghiệp hạt nhân châu Âu với Nga. Thay vào đó tập trung vào việc tăng tốc tiết kiệm năng lượng và tái tạo năng lượng,” ông Rodrigo nhấn mạnh.

Theo ông Rodrigo, Hungary và Bulgaria là hai quốc gia lên tiếng nhiều nhất trong việc phản đối các lệnh trừng phạt đối với uranium và công nghệ hạt nhân khác của Nga vào tuần trước. 

năng lượng hạt nhân Nga
Từ 2018 Rosatom đã được giao làm cơ quan quản lý của Nga đối với Tuyến đường Biển Phương Bắc (NSR)

Trên thực tế, một số lệnh cấm của EU đối với lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga đang bắt đầu được áp dụng, chẳng hạn như lệnh cấm cập cảng đối với các tàu gắn cờ Nga để vận chuyển nhiên liệu hạt nhân.Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều kẽ hở khiến sự cấm vận không đem lại kết quả và các nhà vận động tranh luận rằng cần có các biện pháp cứng rắn hơn để giảm sự phụ thuộc của khối vào Nga. 

Đầu tháng 8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã nói chuyện với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel về việc EU cần áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Chúng ta cần một phản ứng mạnh mẽ hơn từ cộng đồng quốc tế - các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân và nhiên liệu hạt nhân của Nga,” ông Zelensky cho biết trên Twitter vào thời điểm đó.

Mới đây, một cố vấn kinh tế hàng đầu của chính quyền Zelensky đã nhấn mạnh lại thông điệp này, nói rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt là vô cùng quan trọng, không chỉ đối với dầu mỏ của Nga.

Dầu, khí đốt, uranium và than đá, tất cả những thứ này nên bị cấm. Bởi vì họ đang sử dụng số tiền này để chi trả cho cuộc chiến ở Ukraine,” ông Oleg Ustenko cho biết vào cuối tháng 9, theo hãng tin AP.

Ủy ban châu Âu đã nhiều lần lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine, cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin sử dụng năng lượng như một vũ khí để đẩy giá hàng hóa lên cao và gieo rắc sự bất ổn trên toàn khối 27 quốc gia. Tuy nhiên, Moscow phủ nhận việc vũ khí hóa các nguồn cung cấp năng lượng.

Châu Âu chưa thể từ bỏ năng lượng hạt nhân

Đối mặt với giá năng lượng tăng cao do từ chối dầu và khí đốt từ Nga, năng lượng hạt nhân đang được coi là lựa chọn bắt buộc của châu Âu.  

Vào cuối tháng 8, Hungary đã thông báo xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới của Rosatom ở nước này, ngay cả khi cuộc tấn công của Điện Kremlin ở Ukraine vẫn tiếp diễn.

Pháp, với 56 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp tới 70% nhu cầu năng lượng của cả nước và đang đầu tư xây thêm 6 lò phản ứng cỡ nhỏ thế hệ mới.

 Dự định đóng cửa 3 lò phản ứng vào cuối năm nay của Đức đã thay đổi. Truyền thông Đức đưa tin, Bộ trưởng Kinh tế Đức chỉ muốn đóng cửa 1 lò phản ứng và duy trì 2 trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.

Bỉ có 7 lò phản ứng hạt nhân phát điện, từng có kế hoạch đóng cửa dần như Đức và đã phải đổi ý. 

Là một phần trong cơ chế phân loại của EU - một cơ chế xác định các lựa chọn đầu tư nào có thể được coi là “xanh” - khối đã công nhận năng lượng hạt nhân và khí đốt - một loại nhiên liệu hóa thạch gây tranh cãi - là năng lượng bền vững trong một số trường hợp.

Nước Áo vào tuần trước đã khởi kiện EU và đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng minh về vấn đề này, gọi đó là “một cách công nhận vô trách nhiệm và vô lý”. EU đã xác nhận động thái pháp lý của Áo nhưng cho biết họ sẽ không bình luận thêm về nội dung của vụ việc.

Không thể trừng phạt thêm?

Điều trớ trêu là Nga vốn là một người chơi thống trị trên thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu. Vào tháng 4, một nghị quyết của Nghị viện châu Âu đã kêu gọi cấm vận "ngay lập tức" đối với việc nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga và kêu gọi các quốc gia thành viên ngừng hợp tác với tập đoàn hạt nhân khổng lồ Rosatom trong các dự án hiện có và sắp tới. Thế nhưng, cân đo lẽ thiệt hơn,  các quốc gia châu Âu có lẽ không hề muốn thực hiện việc cấm vận này.  

Rosatom không chỉ thống trị ngành công nghiệp dân sự mà còn phụ trách kho vũ khí hạt nhân của Nga và hiện đang giám sát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị chiếm đóng ở Ukraine. Có 18 lò phản ứng hạt nhân của Nga ở châu Âu, bao gồm Phần Lan, Slovakia, Hungary, Bulgaria và Cộng hòa Séc. Tất cả các lò phản ứng này đều dựa vào Rosatom để cung cấp nhiên liệu hạt nhân và các dịch vụ khác.

Theo dữ liệu mới nhất hiện có từ Cơ quan Cung cấp Euratom, Moscow chiếm gần 1/5, tương đương 19,7% nhập khẩu uranium vào EU trong năm ngoái. Chỉ có Niger (24,3%) và Kazakhstan (23%) là những nhà cung cấp uranium lớn hơn cho khối. EU đã trả khoảng 210 triệu euro để nhập khẩu uranium thô từ Nga vào năm 2021, theo ước tính của Cơ quan điều tra châu Âu, và 245 triệu euro khác đã được trả để nhập khẩu uranium từ Kazakhstan, nơi khai thác nhiên liệu hạt nhân được kiểm soát bởi Rosatom.

nhiên liệu hạt nhân
Những người phản đối năng lượng hạt nhân đã tổ chức biểu tình tại thị trấn Lingen của Đức, giơ cao những tấm biển “Lợi nhuận của bạn - rủi ro của chúng tôi”, “Không kinh doanh với Rosatom"...

Paul Dabbar, Giám đốc điều hành của Bohr Quantum Technology nhận xét: “So với khí đốt tự nhiên và dầu thô, là những mặt hàng bạn có thể mua ở hầu hết mọi nơi, hạt nhân là một thị trường hẹp hơn rất nhiều. Và với năng lượng hạt nhân, các chuỗi cung ứng mỏng manh hơn đáng kể và cơ hội thay thế cũng ít hơn. Vì vậy, khi bạn trừng phạt một quốc gia, rất có thể bạn đang trừng phạt nguồn cung duy nhất.” 

Khi được hỏi ý kiến về việc châu Âu nhập khẩu uranium của Nga làm suy yếu nỗ lực của họ trong việc khuyến khích các nước khác ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga, ông Rodrigo, giám đốc tài chính bền vững của EU tại tổ chức môi trường Hòa Bình xanh trả lời rằng: “Riêng việc vấn đề này không được thảo luận thường xuyên hơn chính là một bằng chứng cho thấy các tiêu chuẩn kép của EU."

Xem thêm

Khó cản sự phục hồi của giá dầu?

Khó cản sự phục hồi của giá dầu?

OPEC + có vẻ sẽ cắt giảm sâu hơn nữa sản lượng dầu khi nhóm tổ chức cuộc họp vào 5/10 và việc EU đạt được thoả thuận áp trần giá dầu Nga đều có thể gây tác động trực tiếp tới thị trường dầu.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…