Kết thúc phiên 14/3, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 137,66 điểm (-0,35%) đóng cửa ở mức 38.905,66 điểm, Nasdaq mất 0,3% xuống 16.128,53 điểm, trong khi S&P 500 trượt 0,29% còn 5.150,48 điểm.
Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu Nvidia đang trên đà đi xuống ở thứ 4 liên tiếp trong toàn, giảm hơn 3%.
Under Armor giảm gần 10% khi các nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về chiến lược của nhà bán lẻ hậu thông báo trở lại của nhà sáng lập Kevin Plank làm giám đốc điều hành trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
Nhà sản xuất xe điện Fisker lao dốc 51% do một báo cáo của Wall Street Journal cho biết công ty đã thuê cố vấn pháp lý để chuẩn bị cho khả năng nộp đơn phá sản.
Tập đoàn Thép Mỹ United States Steel Corporation) mất hơn 6% sau tin tức Tổng thống Joe Biden bày tỏ lo ngại về đề xuất mua lại tập đoàn của công ty Nhật Bản Nippon Steel Corp. Ông Biden lưu ý rằng việc U.S. Steel tiếp tục là một công ty thép của Mỹ là điều vô cùng quan trọng. Nippon Steel có thể trả cho U.S Steel khoản phí chia tay 565 triệu USD nếu việc sáp nhập không hoàn thành.
Trong khi đó, cổ phiếu Robinhood tăng nhẹ 5% sau khi công ty môi giới báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản được lưu ký trong tháng 2, trong khi Dollar General thêm 5,6% nhờ dự báo doanh thu năm 2024 lạc quan, kỳ vọng nhu cầu ổn định từ người tiêu dùng quan tâm tới giá cả.
Báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến đã khiến lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao, với lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng thêm khoảng 0,10 điểm phần trăm lên 4,29%.
Dữ liệu công bố trước đó trong ngày cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 0,6% so với tháng trước, đưa tỷ lệ hàng năm lên 1,6%, cao hơn nhiều so với kỳ vọng về tốc độ 1,1%.
Bên cạnh đó, một báo cáo mới cập nhật chỉ ra tín hiệu về tâm lý người tiêu dùng yếu hơn mong đợi khi doanh số bán lẻ của Mỹ chỉ tăng 0,6% trong tháng 2 so với tháng đầu năm, thấp hơn mức tăng 0,8% dự kiến.
Dấu hiệu chi tiêu tiêu dùng chậm lại xuất hiện ngay cả khi dữ liệu mới nhất cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đứng ở mức 209.000 trong tuần kết thúc vào ngày 9/3, dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường lao động vẫn chịu áp lực.
Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây không có khả năng ảnh hưởng đến quỹ đạo cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì xu hướng lạm phát chậm lại vẫn đang trong tầm mắt, Giám đốc điều hành Rob Conzo tại The Wealth Alliance nói với Yasin Ebrahim của Investing.com trong một cuộc phỏng vấn.
“Tôi nghĩ Fed sẽ thực hiện hai hoặc ba đợt cắt giảm trong nửa cuối năm nay”, ông Conzo chia sẻ và cho biết thêm rằng ông vẫn lạc quan về thị trường khi nền kinh tế hiện đang trong giai đoạn hạ cánh nhẹ nhàng và có rất nhiều điều tốt trong dữ liệu kinh tế và thu nhập gần đây.
Fed bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày vào 19/3, dự kiến sẽ dẫn đến một quyết định không thay đổi về lãi suất, khiến nhiều người tập trung vào cập nhật của ngân hàng sẽ đi kèm với quyết định này và triển vọng kinh tế.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục chứng kiến mức cao mới trong 4 tháng vào 14/3 khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế. (IEA) dự đoán thị trường sẽ thắt chặt hơn vào năm 2024 và nâng cao quan điểm về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay.
Hợp đồng tương lai dầu Brent kỳ hạn tháng 5 tăng 1,39 USD, tương đương 1,7%, lên 85,42 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 6/11.
Trong khi đó giá dầu WTI kỳ hạn tháng 4 tăng 1,54 USD, tương đương 1,9%, kết thúc ở mức 81,26 USD, cũng là mức cao nhất kể từ đầu tháng 11.
Cả hai điểm chuẩn đều tăng gần 3% vào một ngày trước đó.
Trong cùng ngày, IEA đã nâng cao quan điểm về tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 khi các cuộc tấn công của Houthi làm gián đoạn hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ. Đây cũng là lần thứ tư IEA làm điều này kể từ tháng 11/2023 nhưng Cơ quan cũng đồng thời cảnh báo rằng suy thoái kinh tế toàn cầu đóng vai trò là một trở ngại cho việc sử dụng dầu.
Dennis Kissler, phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial, cho biết: “Nhu cầu vẫn ở mức cao, trong khi nguồn cung ngày càng thắt chặt, đặc biệt là về mặt nhiên liệu”.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra dự báo hôm 14/3 rằng tăng trưởng ngắn hạn trong sản xuất dầu và chất lỏng toàn cầu sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.