Dự án “Sông Hồng” phải trở thành “đô thị đáng sống” nhất nhì Việt Nam

Phát triển đô thị ven sông là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam có nhiều lợi thế tuy nhiên việc hình thành các thành phố ven sông lại đang gặp nhiều khó khăn.
Dự án “Sông Hồng” phải trở thành “đô thị đáng sống” nhất nhì Việt Nam

Tại Hà Nội, siêu dự án Trấn Sông Hồng (Song Hong City) sau hơn 22 năm đề xuất đến nay vẫn đang dừng lại ở mức triển khai kế hoạch và chưa có hướng đi cụ thể.

Theo nhận định của một số chuyên gia, Sông Hồng có đặc điểm thủy văn phức tạp, có mùa mưa, mùa lũ nên có hệ thống đê chống lũ, khó phát triển cảnh quan ven sông hơn nhiều đô thị trên thế giới; hoặc không nên phát triển nhà cao tầng dày đặc như các dự án đô thị ven sông của nhiều quốc gia trên thế giới và quy hoạch đô thị ven sông trước đây bởi mô hình đô thị ven sông của các quốc gia khác không phù hợp với điều kiện của sông Hồng của chúng ta vì còn liên quan đến vấn đề trị thủy,…

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ, chuyên gia cầu đường Hoàng Minh Sơn- Tổng công ty cổ phần Vinaconex lại cho rằng nếu đảm bảo được một số yêu cầu chính thì việc triển khai dự án “Sông Hồng” là hoàn toàn khả thi.

Ông Sơn cho rằng, để triển khai hiệu quả dự án cần đảm bảo các yếu tố về quy hoạch, thỏa mãn các chính sách pháp luật cũng như cần có phương án xử lý đê điều, giải pháp ứng phó lũ của dòng sông.

“Đó là lý do chính khiến dự án trấn sông Hồng dù đã được duyệt nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được triển khai”, ông Sơn nói.

Về vấn đề quy hoạch, theo phân tích của ông Sơn, để dự án được khả thi chúng ta cần đảm bảo yếu tố đồng bộ trong việc quy hoạch dự án với hai bên bờ sông; vì khu đô thị mang tính đặc thù nên cần được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, định hướng giao thông theo mô hình phát triển quy hoạch riêng của khu đô thị đó và đồng thời đảm bảo hài hòa với quy hoạch chung của thành phố Hà Nội.

“Hiện nay, tình trạng giao thông của thành phố đang tồn tại những bất cập đó là người dân sử dụng phương tiện giao thông cá nhân là chính, trong khi phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế. Nếu khu đô thị ven sông được hình thành thì nên áp dụng theo TOD (Transit Oriented Development) để hạn chế ùn tắc giao thông, mang lại lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng dân cư và giảm ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông cá nhân gây ra”, ông Sơn nêu quan điểm.

Ông Sơn cho rằng đây là khu đô thị nằm ven sông, phía trong đê nên chúng ta cần có sự nghiên cứu kỹ yếu tố đặc thù về vị trí địa lý nhằm đảm bảo hài hòa nhu cầu giao thông giữa khu đô thị với hệ thống giao thông lân cận.

Cũng theo ông Sơn, phát triển đô thị ven sông, chúng ta cần có giải pháp ứng phó lũ của dòng sông. Sở dĩ dòng sông Hồng được bắt nguồn từ Trung Quốc và được tạo thành từ hợp lưu của nhiều con sông trước khi chảy qua Hà Nội, do đó khi triển khai chúng ta cần lưu ý các giải pháp chống lũ và kiểm soát được cao độ mực nước ảnh hưởng đến khu dân cư.

Trên thực tế, hơn 20 năm qua chưa xảy ra tình trạng nước lũ nguy hiểm và người dân cũng đã ở dọc 2 bên sông ngày nhiều hơn.Tuy nhiên, khi triển khai chúng ta cần có các giải pháp ứng phó với việc này, đồng thời đảm bảo sự hài hòa của dòng chảy cho khu vực hạ lưu, điều hòa lưu lượng dòng nước không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân 2 bên bờ sông cũng như việc sản xuất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, ông Sơn nói.

Ngoài ra, theo ông Sơn, việc trị thủy đồng thời cần đảm bảo yếu tố môi trường, phát triển đô thị nhưng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên của con sông và khu vực xung quanh hai bên bờ sông, việc nắn chỉnh 2 bên bờ sông (nếu có) cần được nghiên cứu trên cơ sở khoa học để không ảnh hưởng đến vùng hạ lưu sông, các di tích lịch sử đền, chùa miếu mạo… trên 2 bờ sông và tốt về mặt phong thủy. Nếu chúng ta làm được các nội dung trên, khu đô thị dọc 2 ven sông có thể trở thành “đô thị đáng sống” nhất, nhì ở Việt Nam.

Quy hoach dòng sông là vấn đề tất yếu của thế giới, chúng ta có thể nhìn kinh nghiệm từ các nước phát triển như Singapore, Hàn Quốc,… để phát triển các đô thị ven sông.

Với dòng sông Hồng, ông Sơn cho rằng việc quy hoạch khu đô thị ven sông Hồng thậm chí không chỉ dừng lại ở hai bên bờ sông mà chúng ta còn có thể quy hoạch, phát triển thành phố Hà Nội về phía Long Biên, Gia Lâm để tạo sự cân xứng so với các quận phía bên này Sông Hồng. Phía Long mới có khu đô thị Vinhomes Riverside được đánh giá khu đô thị đẹp, tầm cỡ.

Thời gian vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản yêu cầu các Sở và UBND các quận Tây Hồ, Ba Đình thực hiện phần nhiệm vụ đã được giao liên quan đến dự án Trấn Sông Hồng (còn gọi là Song Hong City), sau đó, gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

Việc quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng là việc làm cần thiết, không chỉ giải quyết tình trạng nhếch nhác, kém phát triển như hiện nay mà còn giải quyết bài toán kinh tế, góp phần tạo một diện mạo mới cho Thành phố Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…