Dự trữ xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn

Nhiệm vụ thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ xăng dầu quốc gia và dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp đầu mối hiện đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...

Về nguyên nhân, hiện nay, Nhà nước chưa có Kho dự trữ xăng dầu quốc gia nên phải đi thuê của các doanh nghiệp, trong khi định mức phí bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia hiện rất thấp, không phù hợp với thực tế.

Đó là những chia sẻ của của ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Phiên giải trình về tình hình về thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, diễn ra sáng nay 28/2.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết dự trữ xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết dự trữ xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn

Nói về dự trữ quốc gia về xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ đã tích cực triển khai xây dựng Phương án nâng mức dự trữ quốc gia về xăng dầu và đã 04 lần trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện Phương án và trình Thủ tướng Chính phủ lần thứ tư vào ngày 27/12/2022. Trong đó đề xuất: Từ năm 2023 - 2025, nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia từ 9 ngày nhập ròng hiện nay lên 15 ngày và trong giai đoạn 2026-2030 tiếp tục nâng lên 30 ngày nhập ròng.

Tuy nhiên, theo ông Diên để thực hiện phương án này, ngân sách nhà nước cần bố trí tối thiểu 4.100 tỷ đồng/năm để mua xăng dầu dự trữ. Song, theo báo cáo của Bộ Tài chính thì mức kinh phí trên vượt quá khả năng cân đối ngân sách nhà nước - hiện nay Ngân sách Nhà nước mới bố trí được khoảng 1.500 tỷ đồng/năm để mua hàng cho toàn ngành dự trữ quốc gia.

Để từng bước giải quyết khó khăn trên, ngày 17/2/2023 Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tổ chức họp, rà soát và thống nhất tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho nâng dần mức dự trữ xăng dầuquốc gia theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước hàng năm và phù hợp với khả năng cho thuê kho dự trữ bảo quản của các doanh nghiệp.

Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thì mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ bố trí mua tăng thêm 1.000 - 2.000 tỷ đồng (tương đương 1-2 ngày nhập ròng) để nâng Tổng mức xăng dầu dự trữ quốc gia đến năm 2025 đạt mức tối đa theo quy định tại Quyết định số 1030 ngày 13/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.

Về nhiệm vụ thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ xăng dầu quốc gia và dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp đầu mối, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng Bộ đã tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, triển khai. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ trên đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do hiện nay Nhà nước chưa có Kho dự trữ quốc gia xăng dầu nên phải đi thuê của các doanh nghiệp, trong khi định mức phí bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia hiện rất thấp, không phù hợp với thực tế.

Hiện nay Nhà nước chưa có Kho dự trữ xăng dầu quốc gia nên phải đi thuê của các doanh nghiệp
Hiện nay Nhà nước chưa có Kho dự trữ xăng dầu quốc gia nên phải đi thuê của các doanh nghiệp

Vì thế, Bộ đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp bảo quản riêng xăng dầu dự trữ quốc gia, nhưng không có đơn vị tham gia, ông Diên nêu khó khăn.

Để giải quyết vấn đề trên, Bộ trưởng Diên thông tin Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tổ chức họp với Bộ Tài chính để thống nhất giải pháp thời gian tới theo hướng: Trước mắt, để công tác bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia không bị gián đoạn, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục ký hợp đồng với các doanh nghiệp như trước đây để bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia chung với hàng kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với mức phí trả cho doanh nghiệp bảo quản tạm thời tiếp tục áp dụng mức phí tại Quyết định số 65/QĐ-BKH ngày 17/01/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về xăng dầu dự trữ quốc gia để làm căn cứ cho Bộ Công Thương xây dựng lại định mức phí bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia bảo đảm phù hợp với thực tế, gửi Bộ Tài chính thẩm định, ban hành để tổ chức lựa chọn đơn vị bảo quản riêng.

Song song đó, tiếp tục đánh giá kỹ ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức bảo quản và xây dựng mức phí bảo quản theo từng phương thức để so sánh, từ đó kiến nghị Chính phủ quyết định phương án bảo quản phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về dự trữ quốc gia xăng dầu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ngoài những khó khăn về dự trữ xăng dầu, tại Phiên giải trình Bộ Trưởng Bộ Công Thương cũng nêu những khó khăn, phức tạp về công tác bảo đảm nguồn cung xăng dầu; những kết quả của công tác điều hành giá các mặt hàng xăng dầu; trong đó đặc biệt là những thông tin liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xăng dầu và những kế hoạch về rà soát, hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.

Xem thêm

Bị phạt quá nhiều, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị về giải pháp lâu dài

Bị phạt quá nhiều, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị về giải pháp lâu dài

Theo giải trình vấn đề xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội của Bộ Công Thương, năm 2022 và đầu 2023, Quản lý thị trường đã thực hiện giám sát trên 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước và thanh tra, kiểm tra trên 2.700 vụ, xử lý trên 600 vụ với số tiền xử phạt khoảng 20 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm