Dừng bảo lãnh vay nợ, “ông lớn” nhà nước nào sẽ lo ngay ngáy?

Chỉ đạo của Thủ tướng từ năm 2017 sẽ tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ đi vay nợ cho các dự án mới sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước phải lo lắng bởi một số ngành, lĩnh vực có nh
Dừng bảo lãnh vay nợ, “ông lớn” nhà nước nào sẽ lo ngay ngáy?
Chỉ đạo của Thủ tướng từ năm 2017 sẽ tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ đi vay nợ cho các dự án mới sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước phải lo lắng bởi một số ngành, lĩnh vực có những dự án cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Liên quan đến việc cấp bảo lãnh Chính phủ đi vay nợ cho các dự án của Tập đoàn, tổng công ty nhà nước, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo từ năm 2017 tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới đối với các dự án do Chính phủ bảo lãnh nhằm đảo bảo an toàn nợ công .Trường hợp đặc biệt cần thiết, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể.Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo, với các dự án đã có chủ trương cấp bảo lãnh, tăng cường công tác thẩm định và tuân thủ các tiêu chí đã được Thủ tướng phê duyệt bên cạnh các điều kiện cấp bảo lãnh theo quy định Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn có liên quan.Chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ khiến không ít Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước lo lắng vì kế hoạch thực hiện và triển khai các dự án lớn trong thời gian tới đây như dự án thuộc ngành điện, hàng không, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông… có thể bị ảnh hưởng.Báo cáo của Bộ Tài chính trước đó cho thấy tính đến 31/12/2015 tổng số cam kết bảo lãnh Chính phủ là gần 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nước ngoài hơn 21,8 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 84%.Tính đến hết 2015, tổng số nợ thực tế được Chính phủ bảo lãnh là khoảng 21 tỷ USD (bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC). Con số bảo lãnh này chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.Theo Bộ Tài chính, việc cấp bảo lãnh Chính phủ trong năm 2015 tập trung vào các chương trình đầu tư đang được thực hiện như chương trình phát triển đội tàu bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), các dự án thuộc Sơ đồ điện VII và dự án đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Quốc hội.Cũng tính đến thời điểm này, Bộ Tài chính cho biết, vốn bảo lãnh Chính phủ đang được “đổ” vào các dự án của ngành điện, hàng không, xi măng và 2 ngân hàng chính sách.Cụ thể như, liên quan đến bảo lãnh lĩnh vực xi măng, Bộ Tài chính đánh giá, xi măng đang là lĩnh vực có nhiều dự án gặp khó khăn nhất đang phải tái cơ cấu dự án, tái cơ cấu khoản nợ vay như tại 3 dự án: Xi măng Sông Thao (CTCP Xi măng Sông Thao là chủ đầu tư, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD là cổ đông chi phối), Xi măng Thái Nguyên (chủ đầu tư Tổng CTCP Xây dựng công nghiệp Việt Nam Vinaincon) và Xi măng Hạ Long do Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư sau đó chuyển giao sang Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam VICEM.Đối với ngành hàng không, Bộ Tài chính cho biết, năm 2015, chương trình phát triển đội máy bay cụ thể máy bay tầm trung A321 và đường dài Boeing 787-9 của Vietnam Airlines tiếp tục được thực hiện theo kế hoạch và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh.Theo đại diện Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, việc cấp bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn được thực hiện từ trước đến nay vì các doanh nghiệp Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển, còn thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã có tiềm lực phải tự chủ, tự tích luỹ để đầu tư, tái đầu tư.

Theo Bizlive

Có thể bạn quan tâm

Châu Âu sẽ lỡ chuyến tàu AI?

Châu Âu sẽ lỡ chuyến tàu AI?

Mistral AI từng được ca ngợi là công ty dẫn đầu châu Âu về công nghệ AI. Nhưng công ty này đã mất thị phần vào tay các đối thủ đến từ Hoa Kỳ - và giờ đây là ngôi sao mới nổi của Trung Quốc: DeepSeek...

Trí tuệ nhân tạo có cảm xúc: Nhân loại mừng hay lo?

Trí tuệ nhân tạo có cảm xúc: Nhân loại mừng hay lo?

Khi AI dần "biết" buồn, vui hay thậm chí sợ hãi, thế giới đang chứng kiến sự chuyển mình lớn trong công nghệ. Tuy nhiên, đằng sau những tiến bộ này là lo ngại về khả năng trí tuệ nhân tạo tự vận hành, vượt tầm kiểm soát của con người...

Mặt tối của AI

Phần 2: AI sẽ là một "hố đen" khác của loài người?

Nhà nhà chạy đua phát triển AI, người người cùng háo hức ngóng chờ các sản phẩm AI. Nhưng cơn sốt AI đang lộ ra những mặt tối: AI ngày càng đòi hỏi nhiều hơn dữ liệu, chip, tài nguyên, năng lượng, nước cho sự phát triển của mình...

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…