‘Đừng kì vọng siêu ủy ban sẽ cải thiện hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước’

Đó là bình luận của PGS.TS Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế Quốc dân) đưa ra tại tọa đàm công bố báo cáo vĩ mô quý III/2018 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR tổ chức hôm nay (10/10).
‘Đừng kì vọng siêu ủy ban sẽ cải thiện hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước’

Ông Phạm Thế Anh cho rằng siêu ủy ban sẽ không giải quyết được vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. “SCIC cũng thế mà giao về các bộ, các ngành cũng thế. Đừng nghĩ giao cho các ông kia thì ông kia phá mà giao cho các ông này thì ông này không phá".

Theo ông Thế Anh, vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp nhà nước là mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành. Mối quan hệ này rất cách biệt, chưa được giải quyết. “Bây giờ thành lập siêu ủy ban để quản lý vốn nhưng vốn đấy không phải là tiền của siêu ủy ban. Ông ấy có làm hết trách nhiệm của mình hay không, ông ấy có thông đồng với các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư kém hiệu quả như trước đây hay không thì rất khó trả lời.

“Mà nếu có trả lời được thì nó cũng chỉ làm được như khu vực tư nhân thôi. Tức là các doanh nghiệp nhà nước có vấn đề quản trị như thế, bây giờ thành lập siêu ủy ban để giải quyết vấn đề quản trị. Ông có làm tốt được đi chăng nữa thì cùng lắm cũng chỉ giống như khu vực tư nhân thôi. Do đó, tôi nghĩ việc lập siêu ủy ban để nâng hiệu quả quản lý vốn nhà nước là rất ít hi vọng”, ông Thế Anh nói.

Ông Thế Anh cho rằng chỉ nên hi vọng siêu ủy ban là một bước đệm để thu gọn tất cả các doanh nghiệp nhà nước về một đầu mối để từ đó thúc đẩy quá trình cổ phần hóa.

“Doanh nghiệp nhà nước không chỉ trực thuộc Chính phủ mà còn thuộc UBND các tỉnh, các cơ quan Đảng, thế nên Chính phủ chỉ đạo cổ phần hóa có khó khăn. Bây giờ thu lại một mối để Chính phủ quản lý hết thì tốc độ quản lý nhanh hơn, chỉ đạo trực tiếp sát sao hơn, cấp dưới phải nghe lời hơn”.

Đồng quan điểm với ông Phạm Thế Anh, PGS.TS Nguyên Đức Thành, Viện trưởng VEPR, cũng cho rằng trong trung hạn, siêu ủy ban không thể kiểm soát được nguồn vốn khổng lồ của các doanh nghiệp nhà nước.

“Nên đặt mục tiêu cho siêu ủy ban là cổ phần hóa càng nhiều càng tốt, tất nhiên là cổ phần hóa trong trạng thái minh bạch, kiểm soát được. Đặt mục tiêu quản lý nguồn vốn khổng lồ cho hiệu quả, tôi nghĩ điều đó nói rất hay vậy thôi còn làm không được”, ông Thành nói.

Theo Lê Nguyễn/Vietnamfinance 

>> "Siêu uỷ ban" quản lý tài sản nhà nước: Chính thức chốt quy định, chức năng, bộ máy hoạt động

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...