Dược phẩm Imexpharm muốn nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 75%

Dược phẩm Imexpharm lấy ý kiến cổ đông nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 75% và miễn chào mua công khai.
Dược phẩm Imexpharm muốn nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 75%

Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) vừa công bố Nghị quyết lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ ngày 12/1/2022 đến 27/1/2022 nhằm thông qua 2 nội dung quan trọng. 

Thứ nhất, Imexpharm trình cổ đông thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 75%.

Thứ hai, công ty này trình cổ đông việc miễn chào mua công khai với việc chuyển nhượng cổ phần giữa SK Investment Vina III Pte. Ltd. và các cổ đông hiện hữu của công ty, nghĩa là SK Investment Vina III sẽ nắm trên 45% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Imexpharm. 

Cụ thể, có 6 nhà đầu dự kiến chuyển nhượng 17,05% vốn mà đơn vị mình đang nắm giữ cho SK Investment Vina III gồm WE Beteiligungen AG, Eardley Holding AG, Helvetische Bank AG, Krungthai Zmico Securities Company Limited, Marco Martinelli và Peter Paul Tschirky.

Nếu thương vụ này được hoàn tất, SK Investment Vina III sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Imexpharm từ mức 29,42% như hiện tại lên 46,47%.

Gần đây nhất, vào ngày 10/12/2021, ông Nguyễn Quốc Định, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Imexpharm hoàn tất bán 50.000 cổ phiếu theo phương thức thoả thuận.

Sau giao dịch này, Chủ tịch Imexpharm chỉ còn nắm 350.000 cổ phiếu (tương ứng 0.52%).

Nếu tính từ đầu tháng 11/2021 đến nay, còn có 2 giao dịch bán cổ phiếu IMP theo phương thức thoả thuận từ các lãnh đạo Imexpharm như ngày 1/11, kế toán trưởng Trần Hoài Hạnh bán 20.000 cổ phiếu, Phó tổng giám đốc Huỳnh Văn Nhung bán 120.000 cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, cổ đông lớn của Imexpharm là Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh Kim lại gia tăng sở hữu.

Cụ thể, vào ngày 3/12/2021, Bình Minh Kim mua thêm 209.300 cổ phiếu IMP và nâng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 8,9% lên 9,22%.

Tạm tính theo mức giá chốt phiên 3/12, Bình Minh Kim đã chi khoảng 15,7 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch vừa nêu.

SK Investment Vina III Pte Ltd là quỹ thành viên của SK Group - Tập đoàn đa ngành lớn thứ 3 Hàn Quốc, hoạt động trong các lĩnh vực như viễn thông, công nghệ, điện tử, năng lượng, logistics và dịch vụ.

Trong khi SK Investment Vina III Pte Ltd miệt mài nâng tỷ lệ sở hữu tại Imexpharm thì các quỹ thành viên khác của SK Group không ngừng gia tăng phần vốn đang nắm tại các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn như Vingroup, Masan hay PV Oil.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...