Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc "đòi" thêm 50 triệu USD, tiếp tục trễ hẹn

Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông yêu cầu thêm 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ), trong khi vẫn chưa xác định được mốc thời gian hoàn thành dự án.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc "đòi" thêm 50 triệu USD, tiếp tục trễ hẹn

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn số 260/BC-CP báo cáo Chính phủ và Quốc hội về việc thực hiện một số dự án trọng điểm của ngành GTVT, trong đó, có nêu việc Tổng thầu Trung Quốc đề nghị cần 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao.

Cần 50 triệu USD để bàn giao

Báo cáo tiết lộ tổng thầu đề nghị số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.

Về vấn đề này, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải và nêu rõ quan điểm, việc thanh toán phải tuân thủ theo quy định Hợp đồng EPC.

Bộ GTVT khẳng định, việc thanh toán phải tuân thủ theo quy định Hợp đồng EPC. Vì vậy, hai thống nhất sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát (trong vòng 15 ngày) các điều khoản hợp đồng và tổ chức buổi họp chuyên đề tiếp theo để trao đổi, thống nhất các công việc thực hiện.

Ban QLDA Đường sắt đã rà soát về hiện trạng, số lượng hồ sơ chưa đủ điều kiện nghiệm thu và cần phải hoàn thiện thủ tục pháp lý các bên. Ban QLDA Đường sắt tiếp tục đôn đốc Tổng thầu tập trung bố trí nhân sự hoàn thiện hồ sơ các hạng mục về phần xây dựng (hạng mục kiến trúc các nhà ga và đơn thể Depot) và các tồn tại về hồ sơ phần thiết bị đổng thời yêu cầu các đơn vị tư vấn khẩn trương rà soát, kiểm tra có ý kiến dứt điểm các vấn đề tồn tại.

Đại diện Bộ GTVT cho rằng khó khăn, vướng mắc hiện tại trong công tác đánh giá an toàn hệ thống, Ban QLDA Đường sắt sẽ tiếp tục tổ chức họp với Liên danh tư vấn ACT trong thời gian tới và cần sự phối hợp chặt chẽ với Tổng thầu để kịp thời cung cấp hồ sơ.

Tuy nhiên, các vấn đề mà tư vấn ACT đưa ra phải thực hiện theo quy định của pháp luật và cần Tổng thầu tích cực phối hợp, thực hiện cung cấp các hồ sơ tài liệu, mới có thể hoàn thành việc đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án.

Hiện, Tổng thầu chưa xác định được mốc thời gian hoàn thành nên dự án chưa có cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến gói thầu tư vấn giám sát chưa có cơ sở để cho phép kéo dài trong thời gian tới. Đồng thời do chưa làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm, nên chưa bố trí được nguồn vốn cho gói thầu tư vấn giám sát.

Do chưa làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm của bên làm chậm nên chưa bố trí được nguồn vốn cho gói thầu này.

Theo Ban quản lý dự án đường sắt, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên hiện nay mới có 4 chuyên gia cấp cao của tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có mặt tại Việt Nam.

Ban quản lý dự án đường sắt đang đề nghị đưa 150 nhân sự của tổng thầu từ Trung Quốc sang Việt Nam bằng đường bộ do các đường bay giữa Việt Nam - Trung Quốc tạm ngừng khai thác.

Những nhân sự này sang Việt Nam sẽ thực hiện cách ly 14 ngày trước khi thực hiện công việc. Bên cạnh đó, nhân sự tư vấn ACT do ảnh hưởng dịch COVID-19 cũng chưa xác định thời điểm từ Pháp sang Việt Nam để đánh giá an toàn hệ thống.

Không hẹn ngày vận hành

Báo cáo cho biết dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên chưa đủ điều kiện nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác.

Dự án còn tồn tại một số vướng mắc liên quan đến thiết bị công nghệ, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán....

Hiện nay dự án đã hoàn thành cơ bản các hạng mục xây lắp nhà ga và depot (khu hạ tầng kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa đoàn tàu), đã thực hiện công tác nghiệm thu 2 trong 5 hạng mục công trình xây dựng cơ bản có thể nghiệm thu có điều kiện là đường ray và cầu cạn; 3 hạng mục còn lại vẫn còn tồn tại cả về hiện trường và hồ sơ, chưa đủ điều kiện nghiệm thu vẫn đang được tổng thầu chỉnh sửa và khắc phục các tồn tại về phần kiến trúc.

Về phần thiết bị, tổng thầu và các tư vấn vẫn đang tiếp tục trao đổi làm việc để thống nhất các nội dung còn vướng mắc về thông số thiết bị của một số hạng mục chuyên ngành thiết bị. Tổng thầu đang hoàn thiện lại hồ sơ và bổ sung các nội dung còn thiếu để đủ điều kiện nghiệm thu.

Ban quản lý dự án đường sắt đang phối hợp với tổng thầu để nghiệm thu có điều kiện đối với các hạng mục công trình thành phần không ảnh hưởng đến công tác an toàn. Đến nay dự án đã giải ngân hơn 14.737 tỉ đồng (đạt 81,9%).

Với những khó khăn, vướng mắc hiện tại của Dự án, Ban QLDA Đường sắt đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với Bộ GTVT xem xét báo cáo Thường trực Chính phủ tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông để sớm đưa dự án vào vận hành khai thác.

Xem xét đề xuất của Ban QLDA Đường sắt về việc gia hạn gói thầu tư vấn giám sát và tổ chức họp với Lãnh đạo Tổng thầu để tháo gỡ vướng mắc về nhu cầu vốn cho Tổng thầu để triển khai thực hiện công tác vận hành thử dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...