EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu tin vào sự ổn định trong nền kinh tế Việt Nam

Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đã có một số cải thiện nhất định…

Theo báo cáo Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) mới nhất do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Decision Lab thực hiện, trong quý đầu năm 2023, chỉ số BCI đo lường tâm lý kinh doanh của cộng đồng nhà đầu tư và doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam giữ mức ổn định 48,0 điểm.

Chủ tịch EuroCham, ông Gabor Fluit cho biết: “Mặc dù số điểm 48 có vẻ không ấn tượng, nhưng điều đáng khích lệ là tình hình không xấu thêm đi. Dù còn cách xa mức lý tưởng, điểm số không giảm là dấu hiệu của sự tiến bộ. Điều này khiến chúng tôi hy vọng rằng tình hình có thể được cải thiện với nhiều nỗ lực hơn”.

Chỉ số BCI giữ nguyên ở mức 48 điểm
Chỉ số BCI giữ nguyên ở mức 48 điểm trong quý đầu năm 2023

Thật vậy, số người lạc quan về nền kinh tế Việt Nam đã tăng 8 điểm phần trăm, cho thấy niềm tin ngày càng tăng vào triển vọng kinh tế. Cùng với đó, so với quý trước, những người cho rằng nền kinh tế của chúng ta sẽ ổn định và cải thiện trong quý tiếp theo vào quý 1 năm 2023 cũng tăng nhẹ so với quý trước đó. Tương tự, số cá nhân dự đoán nền kinh tế sẽ suy thoái giảm 6%.

Cùng với niềm tin của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về hiệu quả kinh tế trong tương lai, họ kỳ vọng tăng trưởng đơn hàng/doanh thu trong quý tới. Số người dự đoán sẽ có cải thiện đối với doanh thu và đơn hàng tăng 7%.

Lượng các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về nền kinh tế Việt Nam đã tăng 8 điểm phần trăm
Lượng các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về nền kinh tế Việt Nam đã tăng 8%

Trong đó, du lịch là ngành được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất, với 38% người được hỏi cho rằng đây là ngành có tiềm năng tăng trưởng cao. Điều này có thể do sự bùng nổ khách du lịch và các cải cách thị thực du lịch sắp tới. Ngoài ra, 21% người trả lời khảo sát xác định Food & Breakfast và năng lượng tái tạo là những lĩnh vực mà họ cũng mong đợi sẽ tăng trưởng trong cùng kỳ.

Giám đốc điều hành Decision Lab, ông Thue Quist Thomasen bình luận: “Trong khoảng thời gian này, điểm số quý đầu tiên ổn định, trong khi triển vọng tương lai tích cực hơn. Điều này chỉ ra rằng chúng ta đang ở một bước ngoặt. Đơn đặt hàng đang tăng lên, trong khi mức đầu tư và tuyển dụng vẫn tương đối thấp. Điều này cho thấy đây vẫn là giai đoạn “wait and see” - “chờ đợi và quan sát” đối với nhiều công ty, nhưng những cải tiến có thể sắp xảy ra. Mặc dù triển vọng có cải thiện, điều quan trọng cần lưu ý là nền kinh tế vẫn mong manh và cần thận trọng. Việc theo dõi tình hình hiện tại để dự đoán bất kỳ thay đổi tiềm ẩn nào trên thị trường là cần thiết. Chủ động tiếp cận tình hình hiện tại có thể là cách tốt nhất để đảm bảo thành công trong tương lai”.

Các doanh nghiệp châu Âu còn thận trọng với việc gia tăng đầu tư, tuy vậy, nhận định tương lai về lượng đơn hàng và doanh thu có diễn biến tích cực
Các doanh nghiệp châu Âu còn thận trọng với việc gia tăng đầu tư, tuy vậy, nhận định tương lai về lượng đơn hàng và doanh thu vẫn tích cực

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, nhìn chung, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu hài lòng với mức độ quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối với nhu cầu kinh doanh tại Việt Nam, với một phần ba số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng đáng kể hoặc vừa phải. Phản hồi tích cực này là minh chứng cho cam kết bền vững của chính phủ đối với việc thúc đẩy môi trường kinh doanh thân thiện. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục thận trọng trong việc mở rộng đầu tư.

Theo đó, những doanh nghiệp châu Âu nhận định rằng việc đơn giản hóa quy định, các biện pháp phát triển bền vững cũng như gia tăng các ưu đãi đầu tư và chú trọng hơn vào các chương trình phát triển lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cơ bản cho thành công kinh tế dài hạn. Những điều này được xác định sẽ là động lực chính cho tăng trưởng của nhiều ngành tại Việt Nam.

Lượng doanh nghiệp châu Âu chọn Việt Nam trong top 3 điểm đến tiềm năng tăng
Lượng doanh nghiệp châu Âu chọn Việt Nam trong top 3 điểm đến tiềm năng tăng

Đồng thời, Việt Nam nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Thêm 3% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu chọn Việt Nam là một trong 3 điểm đến đầu tư hàng đầu của mình.

Tuy vậy, các doanh nghiệp châu Âu nhận định rằng các quy định không rõ ràng, vấn đề hành chính và khó khăn về thị thực vẫn là ba trở ngại lớn nhất đối với hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Đối với lĩnh vực sản xuất, thủ tục hải quan là một trở ngại đáng lưu ý, trong khi đối với các công ty dịch vụ, khó khăn về thị thực và giấy phép lao động là vấn đề nổi bật.

Đơn giản hóa quy định, các biện pháp phát triển bền vững cũng như gia tăng các ưu đãi đầu tư và chí trọng hơn vào các chương trình phát triển lực lượng lao động sẽ là động lực chính cho tăng trưởng của các ngành
Đơn giản hóa quy định, gia tăng các biện pháp phát triển bền vững sẽ là động lực chính cho tăng trưởng của các ngành

Cùng với đó, ở các lĩnh vực khác (bao gồm vận tải, dược phẩm, năng lượng tái tạo…) đang thiếu các điều lệ chống tham nhũng. Tỷ lệ những người trả lời khảo sát chỉ ra những bất cập trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhìn chung cũng có xu hướng tăng.

Do đó, các doanh nghiệp châu Âu nhận định rằng việc tăng cường ổn định chính trị và an ninh cùng với việc tạo ra môi trường pháp lý tốt hơn là những yếu tố quan trọng nhất cần cải thiện để thu hút FDI.

Việc tăng cường ổn định chính trị và an ninh cùng với việc tạo ra môi trường pháp lý tốt hơn là những yếu tố quan trọng nhất cần cải thiện để thu hút FDI
Việc tăng cường ổn định chính trị và an ninh cùng với việc tạo ra môi trường pháp lý tốt hơn là những yếu tố quan trọng nhất cần cải thiện để thu hút FDI

Chủ tịch EuroCham cho biết thêm: “Những cải cách sắp tới đối với thủ tục cấp phép lao động và thị thực du lịch có thể sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng. Chúng tôi rất mong đợi có thêm thông tin về những thay đổi được đề xuất này. Tính thanh khoản cũng đã được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây, và chúng tôi tin rằng dấu hiệu rõ ràng từ Chính phủ về việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính sẽ thúc đẩy tinh thần cộng đồng doanh nghiệp.”

Xem thêm

Nông sản Việt Nam tìm đường sang châu Âu: Có khả thi?

Nông sản Việt Nam tìm đường sang châu Âu: Có khả thi?

Đó là câu hỏi tôi gặp thường xuyên từ các đối tác sau khi họ khẳng định hàng của các DN này đều rất “chuẩn” và có đầy đủ điều kiện, chứng chỉ… để sang phân phối tại Châu Âu, đặc biệt Liên minh châu Âu - EU...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…