EVN lên tiếng việc về khoản hạch toán sai hàng ngàn tỷ

Tập đoàn khẳng định, về tổng thể, việc phân bổ khoản chi phí này hạch toán vào năm 2015, 2016 thay cho hạch toán năm 2016, 2017 là sự nỗ lực của EVN trong việc tiết kiệm chi phí tự cân đối để giảm áp
EVN lên tiếng việc về khoản hạch toán sai hàng ngàn tỷ

Bộ Tài chính mới đây đã có kết luận thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện tập đoàn có những khoản hạch toán không đúng quy định, khiến doanh thu và lợi nhuận năm 2015 -2016 giảm.

Cụ thể, có 2 khoản tiền được cho là EVN đã hạch toán sai quy định.

Thứ nhất, khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP.HCM giai đoạn 2012-2015 là khoảng 1.900 tỉ đồng, theo quy định EVN sẽ hạch toán vào năm 2016-2017, nhưng tập đoàn này lại phân bổ vào năm 2015 tới 70% số tiền.

Bộ Tài chính xác định việc này là "không đúng chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng". Việc hạch toán như vậy đã giúp EVN giảm lợi nhuận năm 2015, giảm số thuế phải đóng, nên Bộ Tài chính yêu cầu truy thu trên 965 tỉ đồng.

Trong văn bản giải trình, EVN xác nhận trong năm 2015 đã tiết kiệm chi phí và cân đối, phân bổ được 1.341 tỉ đồng vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 và cho rằng đây là "sự nỗ lực lớn".

Lý giải việc phân bổ trước thời điểm được phê duyệt, EVN nói do khoản chi phí đã được phân bổ này không được đưa vào phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện được áp dụng từ ngày 1-12-2017, nên EVN không có nguồn để bù đắp nếu chi phí này được đưa vào giá thành năm 2017.

Do vậy, EVN cho biết sẽ chuyển phân bổ chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh năm 2017 để hoàn thành các nghĩa vụ.

Thứ hai là khoản lãi tỉ giá 4.847 tỉ đồng được Bộ Tài chính xác định là EVN chưa đưa vào hạch toán trong báo cáo tài chính năm 2016, tập đoàn này cho biết khoản này chủ yếu phát sinh tại dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1.

Đây là dự án của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) được hạch toán phụ thuộc vào công ty này, nên theo quy định khoản lãi chênh lệch tỉ giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng phải được chuyển giao về EVNGENCO1.

Tuy nhiên, EVN cho biết dự án này sử dụng vốn vay của JICA (Nhật Bản) và đối tác cho vay vốn yêu cầu EVN phải tiếp tục là chủ đầu tư, sau khi dự án hoàn thành xây dựng mới chuyển giao cho EVNGENCO1.

Hiện tại, dự án đã hoàn thành việc xây dựng và đi vào vận hành, nên EVN đang thực hiện các thủ tục bàn giao dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 về EVNGENCO 1 tại thời điểm ngày 31-12-2017.

Đồng thời, tập đoàn này cho biết sẽ bàn giao số dư khoản lãi chênh lệch tỉ giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng của dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 để EVNGENCO 1 hạch toán.

EVN cũng nêu trong quy định liên quan đến chế độ kế toán của EVN do Thủ tướng quy định, cho phép khoản chênh lệch tỉ giá trong quá trình đầu tư của các công trình điện nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được phản ánh lũy kế và phân bổ dần vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đi vào hoạt động.

Do đó, EVN cho biết đang tiếp tục giải trình với Bộ Tài chính để xử lý, giải quyết, cũng đã báo cáo Thủ tướng, và khẳng định sẽ thực hiện nghiêm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...