FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất kỷ lục

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố một đợt tăng lãi suất tiếp theo, đẩy mạnh nỗ lực kéo lạm phát xuống từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), hội đồng gồm các quan chức FED chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ cho biết, họ quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lên phạm vi từ 2,25% đến 2,5%. Như vậy, trong hai tháng vừa qua, FED đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm hai lần.

Như vậy, lần điều chỉnh lãi suất này của FED đánh dấu tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất trong 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức tăng này là phù hợp, trong bối cảnh lạm phát giá tiêu dùng tháng 6 tại Mỹ đã tăng kỷ lục tới 9,1% (cao nhất trong hơn 4 thập kỷ).

Ở một khía cạnh khác, nỗ lực giảm lạm phát không phải là không có rủi ro, nhất là khi nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đã tăng trưởng chậm lại, các chỉ số về chi tiêu tiêu dùng và sản xuất đều ảm đạm hơn.

Chủ tịch FED Jerome Powell và các quan chức hàng đầu khác đã khẳng định FED sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% hàng năm. Ngay cả khi điều đó có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và tiềm năng suy thoái trong ngắn hạn.

Ông Powell cũng thừa nhận rằng, FED có rất ít khả năng để giảm giá thực phẩm và năng lượng, nhưng sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát không "quay đầu đi xuống". Việc để lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát sẽ gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn là do lãi suất cao hơn gây ra. 

FED
Nhiều nhà đầu tư đang dự báo về khả năng lãi suất sẽ được tăng lên khoảng 3,5% vào cuối năm

Các chuyên gia này cảnh báo rằng nếu không có những bước đi quyết liệt để chống lạm phát, việc tăng giá cuối cùng sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến. Do đó,  cần cho FED và Quốc hội Mỹ ít "dư địa" để hỗ trợ nền kinh tế bằng các biện pháp kích thích.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang dự báo về khả năng lãi suất sẽ được tăng lên khoảng 3,5% vào cuối năm. Cụ thể, lãi suất sẽ lần thứ ba liên tiếp, tăng thêm 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp vào tháng 9 tới.

Cho dù nền kinh tế Mỹ nói chung vẫn ổn định, nhưng nhiều hộ gia đình ngày càng chịu áp lực do giá cả tăng cao về thực phẩm, xăng dầu và vấn đề nhà ở. Các nhà kinh tế cho rằng có khả năng GDP sẽ giảm một lần nữa trong quý thứ hai, "đáp ứng" điều mà lâu nay là định nghĩa thông thường cho một cuộc suy thoái. 

Trong khi, một số chuyên gia lại cho rằng FED đã đẩy Mỹ đến bờ vực suy thoái kinh tế và nên giảm tốc cuộc chiến chống lạm phát.

Xem thêm

Fed cảnh báo không nên tăng lãi suất quá nhanh

Fed cảnh báo không nên tăng lãi suất quá nhanh

Một quan chức cao cấp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày 11/7 cho hay lãi suất cần cao hơn nữa để giúp “hạ nhiệt” nhu cầu và kiềm chế lạm phát, nhưng ngân hàng trung ương này cũng phải cẩn thận để không tăng lãi suất quá nhanh.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.