FLC Faros đã nhận 31 quyết định cưỡng chế thuế

CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) vừa công bố 31 quyết định cưỡng chế thuế với số tiền hơn 116,5 tỷ đồng.
FLC Faros đã nhận 31 quyết định cưỡng chế thuế

Các quyết định này được ban hành trong khoảng thời gian hai năm rưỡi từ ngày 14/9/2016 đến ngày 6/3/2019. Lý do bị cưỡng chế xoay quanh việc công ty nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế.

Trong đó, có 30 quyết định cưỡng chế thuế thông qua biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng, với tổng giá trị lên tới 116,49 tỷ đồng. Bên cạnh đó, FLC Faros cũng nhận được 1 quyết định cưỡng chế bằng biện pháp “thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng”.  

Theo thông báo của công ty, toàn bộ các nghĩa vụ thuế theo quyết định cưỡng chế đã được nộp đầy đủ vào ngân sách ngay sau khi có quyết định.

Trước FLC Faros, cuối tháng 3 vừa qua, CTCP Tập đoàn FLC cũng đã công bố 66 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng từ năm 2015 đến nay.

Tổng số tiền FLC bị cưỡng chế trong giai đoạn này cũng đạt hơn 160 tỷ đồng với nguyên nhân bị thực hiện cưỡng chế tương tự như Faros.

Cả FLC và FLC Faros đều là những doanh nghiệp gắn với tên tuổi của đại gia Trịnh Văn Quyết. Ông Quyết vừa là cổ đông lớn nhất vừa nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT tại cả hai công ty này.

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2018 của FLC Faros, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sụt giảm đến 78,19% so với năm 2017, tương đương với hơn 663 tỷ đồng, chỉ còn gần 185 tỷ đồng.

FLC Faros giải trình với HoSE rằng "công ty đã triển khai thực hiện các dự án do công ty làm chủ đầu tư nhưng chưa đến thời điểm ghi nhận doanh thu theo quy định của chuẩn mực và luật kế toán" nên tổng doanh thu suy giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.

Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán cho thấy dự án Sea Tower tại Quy Nhơn (Bình Định) của FLC Faros đã gia tăng thêm hơn 200 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, nâng tổng chi phí lên gần 682 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng hơn 72% tổng chi phí.

Tới cuối tháng 12/2018 ở Bình Định, Tập đoàn FLC dẫn đầu danh sách nợ thuế với trên 69,5 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ROS vẫn đang trong xu hướng giảm mạnh. Từng là cổ phiếu có thị giá thuộc top đầu của thị trường (214.000 đồng/cổ phiếu giá chưa điều chỉnh), hiện ROS chỉ còn được giao dịch với vùng giá trên 30.000 đồng/cổ phiếu.

Vốn hóa của doanh nghiệp này cũng chỉ còn ở mức chưa tới 18.000 tỷ đồng, trong khi 1 năm trước đó FLC Faros vẫn nằm trong top 10 công ty có vốn hóa cao nhất trên sàn HoSE.

>> FLC Faros bổ nhiệm thêm Phó Tổng giám đốc thứ 6

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...