"Giải cứu" thịt lợn bằng điều kiện kinh doanh?

Đã xuất hiện những ý kiến đề nghị đưa chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện, trong bối cảnh giá thịt lợn đang xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
"Giải cứu" thịt lợn bằng điều kiện kinh doanh?

Tại Hội nghị tìm giải pháp ổn định và phát triển ngành chăn nuôi diễn ra hôm 24/4, một trong những đề xuất được đưa ra là phải đưa chăn nuôi thành ngành kinh doanh có điều kiện.

"Ông Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam, cho hay trước đó Dabaco đã đưa ra dự báo là giá heo sẽ giảm mạnh năm 2017 do tốc độ tái đàn chóng mặt. Tuy nhiên, thông tin truyền tải chưa được quyết liệt, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại rất mơ hồ về thông tin thị trường, cứ thấy giá cao lại tái đàn, đến giờ giá giảm thê thảm ngoài sức tưởng tượng.

Do đó, Dabaco kiến nghị xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo cho người chăn nuôi và doanh nghiệp về nhu cầu thị trường. Nghiên cứu ngừng nhập khẩu thịt để dành thị phần cho thị trường nội địa…

Các doanh nghiệp tham gia hội nghị cũng đề nghị Bộ NN&PTNT đưa ngành chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện do với 55% là nông hộ nhỏ lẻ sẽ rất khó kiểm soát tăng đàn. Do đó, phải đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật, giải quyết vấn đề môi trường, hạn chế tình trạng phát triển ồ ạt như hiện nay.

Ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Đầu tư Anh Dũng, nhấn mạnh: “Dứt khoát ngành này là ngành kinh doanh có điều kiện, không thể cứ muốn là mở…”.

Theo quy định hiện hành của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện chỉ có các cơ sở chăn nuôi tập trung là ngành kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa là các hộ nông dân hoàn toàn tự do trong việc chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ khi chăn nuôi tập trung với quy mô lớn mới phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lý do để kiểm soát tăng đàn, tránh phát triển ổ ạt để kiến nghị đưa chăn nuôi thành ngành kinh doanh có điều kiện là không thuyết phục.

Trước đây, nhiều điều kiện kinh doanh đối với ngành xuất khẩu gạo hay kinh doanh khí gas cũng được đã được đưa ra, cũng với những lý do như tránh hỗn loạn thị trường hay tránh phát triển nóng. Tuy nhiên, cho tới gần đây, các cơ quan quản lý đang nghiên cứu, sửa đổi theo hướng giảm bớt các điều kiện này.

Trong Nghị định 66/2016/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT cũng đã bãi bỏ rất nhiều quy định về chăn nuôi tập trung gia súc gia cầm, nhất là những quy định quy định chung chung, chưa đáp ứng về tính minh bạch, rõ ràng của điều kiện kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Xử lý ra sao các trường hợp chiếm đoạt tiền từ thiện, làm giả sao kê và “đu trend” cứu trợ bão lũ?

Xử lý ra sao các trường hợp chiếm đoạt tiền từ thiện, làm giả sao kê và “đu trend” cứu trợ bão lũ?

Dù đóng góp và giúp sức với bất kỳ hình thức nào, người của công chúng nói riêng và người dân nói chung nên có sự tìm hiểu kĩ càng, không nên mang danh từ thiện cứu trợ để trục lợi ngay tại thời điểm khó khăn này, để dẫn đến những hành vi đánh bóng tên tuổi hay phô trương phản cảm...

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Hoàn lưu bão số 3 đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Con số thương vong của khách hàng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dự kiến sẽ còn tăng. Đây là tổn thất không thể bù đắp của khách hàng, đồng thời cũng là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn...