FrieslandCampina Việt Nam: Côn trùng “đốt” vỏ bao bì khiến sữa Dutch Lady vón cục, bốc mùi hôi khó chịu?

Mới đây, một nữ khách hàng tại Hà Nội phản ánh việc sản phẩm sữa tươi tiệt trùng có đường Dutch Lady 180m chị mua về cho con gái mình uống có chất lượng rất kém, khiến cháu bé bị đau bụng, tiêu chảy.

Kiểm tra hộp sữa, khách hàng nhận thấy, dù bao bì hộp vẫn được dán kín, hoàn toàn không bị thủng hay hở và vẫn còn hạn sử dụng; nhưng toàn bộ phần sữa bên trong hộp đã vón cục, bốc mùi hôi nồng nặc. Theo nhà sản xuất, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do… côn trùng cắn vỏ hộp sữa.

Mua phải sữa Dutch Lady kém chất lượng

Theo đó, ngày 9/9/2021, chị Nguyễn Phương Thảo (ngụ tại quận Ba Đình, Hà Nội đến một cửa hàng đại lý ở gần nhà để mua 1 lốc gồm 4 hộp sữa tươi tiệt trùng có đường Dutch Lady loại 180ml về cho con gái mình sử dụng. Trong hai ngày 9/9 và 10/9, con gái chị Thảo đã uống hết 3 hộp trong lốc sữa nói trên.

Đến tối ngày 11/9/2021, con gái chị Thảo tiếp tục lấy hộp sữa Dutch Lady cuối cùng ra để uống. Ngay khi vừa nuốt một ngụm sữa nhỏ, cháu bé bất ngờ khóc lớn và nói rằng sữa đã bị hỏng, không uống được. Thấy vậy, chị Thảo đã tiến hành kiểm tra rất kỹ hộp sữa và nhận thấy hộp sữa này có hạn sử dụng đến ngày 9/10/2021, bao bì hộp sữa vẫn được dán kín và hoàn toàn không có dấu hiệu bị hở, dù chỉ là một vết nhỏ.

Hộp sữa vẫn còn hạn sử dụng nhưng bên trong đã lên men, nổi váng
Hộp sữa vẫn còn hạn sử dụng nhưng bên trong đã lên men, nổi váng

Tiến hành cắt phần miệng hộp sữa Dutch Lady ra để kiểm tra bên trong, chị Thảo hốt hoảng khi phát hiện toàn bộ sữa trong hộp đã bị vón cục gần hết, bốc mùi hôi khó chịu. Kể lại sự việc, chị Thảo cho biết: “Khi cắt nắp hộp ra, tôi nhìn thấy phần sữa bên trong hộp đã bị nổi váng bám đầy trên thành hộp. Tôi dùng thìa múc sữa trong hộp lên để xem thì thấy sữa đã bị vón cục gần hết và bốc ra mùi hôi nồng rất khó chịu. Hộp sữa này nằm trong 1 lốc 4 hộp tôi đã mua trước đó. Con tôi cũng đã uống 3 hộp và không thấy vấn đề gì, chỉ duy nhất có hộp này xuất hiện tình trạng như vậy”.

Theo chị Thảo, con gái chị đã không may nuốt nhầm một ngụm nhỏ từ hộp sữa tươi Dutch Lady bị hỏng. Vài giờ sau, cháu bé có biểu bị đau bụng, tiêu chảy. Gia đình phải cho cháu uống thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá thì hiện tượng đau bụng mới chấm dứt.

“Con tôi bị đau bụng, tiêu chảy sau khi uống phải hộp sữa hỏng. Hiện sức khoẻ cháu đã ổn định nhưng cháu không còn dám uống sữa tươi nữa do bị tâm lý ám ảnh. Tôi nghĩ hộp sữa này đã bị hỏng từ trước khi con tôi mở ra uống rồi. Và đây là lỗi do nhà sản xuất chứ không phải do đại lý bảo quản không tốt. Vì tôi mua cả lốc sữa về cho con uống nhưng chỉ có duy nhất hộp này bị hỏng còn những hộp khác thì không sao cả. Trong khi đó, hạn sử dụng của hộp sữa vẫn còn đến tháng 10/2021 và vỏ hộp sữa cũng không hề bị thủng hay bị hở”, chị Thảo nói.

Sau khi sự việc xảy ra, chị Thảo đã chụp ảnh và quay phim lại toàn bộ hiện trạng hộp sữa tươi Dutch Lady khi đó và phản ánh đến cửa hàng đại lý. Chủ cửa hàng đại lý khẳng định với chị Thảo rằng họ chỉ là đơn vị nhập sữa từ Công ty FrieslandCampina Việt Nam về bán lẻ,  tất cả sản phẩm đều được bảo quả theo đúng các quy định của nhà sản xuất, cửa hàng chỉ bán sản phẩm còn nguyên tem mác niêm phong cho khách hàng, còn chất lượng bên trong sản phẩm như thế nào thì cửa hàng này không nắm được.

Khách hàng bức xúc vì quyền lợi bị lãng quên

Hoang mang và lo lắng, chị Thảo ngay lập tức đã phản ánh sự việc tới Công ty FrieslandCampina Việt Nam. Sau nhiều cuộc điện thoại  gọi tới số hotline 18001545 nhưng không có hồi âm, chị Thảo tiếp tục tìm cách phản ánh sự việc qua Fanpage có tên “Dutch Lady Vietnam” trên mạng xã hội Facebook, nhưng chỉ nhận lại được tin nhắn của tự động của hệ thống với nội dung ghi nhận thông tin và sẽ phản hồi. 

Ngày 13/9/2021, chị Thảo mới nhận được sự phản hồi ban đầu từ Công ty FrieslandCampina Việt Nam. Theo chị Thảo, việc ghi nhận sự việc được nhân viên CSKH thực hiện rất qua loa và cho biết, Công ty đã tiếp nhân thông tin phản ánh và sẽ có đại diện Công ty tới gặp chị Thảo để nhận sản phẩm về kiểm tra.

Biên bản tiếp nhận phản ánh của FrieslandCampina Việt Nam
Biên bản tiếp nhận phản ánh của FrieslandCampina Việt Nam

Theo chị Thảo, dù chị đã rất nỗ lực tìm mọi cách phản ánh sự việc tới Công ty FrieslandCampina Việt Nam, thế nhưng Công ty này dường như đã “mất hút” ngay sau đó mà không có một câu trả lời thoả đáng nào dành cho khách hàng của mình. Quyền lợi chính đáng của chị Thảo cùng hàng triệu khách hàng khác đã và đang sử dụng sản phẩm của FrieslandCampina Việt Nam có dấu hiệu bị bỏ ngỏ khi Công ty này thể hiện thái độ “bỏ rơi” khách hàng theo kiểu “sống chết mặc bay”.

Chị Thảo chia sẻ: Những người đại diện hãng sữa Dutch Lady nói với chị rằng họ muốn đến gặp trực tiếp và tiếp nhận sản phẩm lỗi để mang về kiểm nghiệm cũng như lập biên bản ghi nhận sự việc. Hộp sữa cũng được chị Thảo giữ lại trong nhà theo đúng yêu cầu của phía Công ty. Tuy nhiên, rất nhiều ngày trôi qua, vẫn không thấy phía nhà sản xuất liên lạc lại với chị Thảo.

Và chỉ đến khi sự việc được phản ánh trên báo chí, thì ngày 22/9/2021, một người đàn ông tự xưng là nhân viên Công ty FrieslandCampina Việt Nam mới liên lạc và đến nhà chị Thảo để ghi nhận sự việc cũng như tiếp nhận sản phẩm hộp sữa tươi tiệt trùng có đường Dutch Lady 180ml bị vón cục, bốc mùi hôi mà nữ khách hàng này đã mua phải trước đó.

Tại buổi gặp, chị Thảo đã bàn giao hộp sữa Dutch Lady nói trên cho đại diện Công ty FrieslandCampina Việt Nam là ông Đào Đức Cường. Chị Thảo cho biết, ngay khi tiếp nhận hộp sữa, người đại diện này đã lập Biên bản tiếp nhận phản ánh của khách hàng, và sau đó đề nghị chị Thảo ký tên mà không hề có sự thống nhất về nội dung biên bản giữa hai bên. Người đại diện này sau đó có nói với chị Thảo rằng hộp sữa sẽ được gửi đi kiểm nghiệm tại một đơn vị độc lập thứ 3, khi có kết quả kiểm nghiệm Công ty sẽ gửi tới chị Thảo.

Nguyên nhân do côn trùng cắn vỏ hộp sữa

Tiếp đó, ngày 23/9/2021, chị Thảo nhận được một số tin nhắn từ Fanpage “Dutch Lady Vietnam” với nội dung: Kết quả kiểm mẫu lưu cho thấy sản phẩm sữa tiệt trùng nhãn hiệu Dutch Lady với mã số sản xuất 091021 đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký với Cục ATTP – Bộ Y tế Việt  Nam. Kèm theo những tin nhắn này là một văn bản nêu: Trường hợp hộp sữa có hiện tượng như Quý khách hàng phản ánh có thể do hộp sữa đã bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài bao bì. Việc nhiễm khuẩn này có thể do việc bảo quản, vận chuyển trên thị trường chưa thật tốt nên đã gây ra các vết thủng nhỏ trên bao bì mà vi khuẩn có thể xâm nhập vào được.

Dù việc tiếp nhận phản ánh của khách hàng của Công ty FrieslandCampina Việt Nam kéo dài trong nhiều ngày, thế nhưng câu trả lời về nguyên nhân vụ việc mà Công ty này phản hồi với chị Thảo lại khiến nữ khách hàng này cùng gia đình cho rằng “rất không hợp lý và cũng chưa thật sự thoả đáng”.

Thư phúc đáp của FrieslandCampina Việt Nam gửi khách hàng
Thư phúc đáp của FrieslandCampina Việt Nam gửi khách hàng

Cụ thể, ngày 27/9/2021, chị Thảo tiếp tục nhận được một số tin nhắn từ tài khoản Zalo có tên “Ngap” với nội dung: Trung tâm CSKH Công ty FrieslandCampina Việt Nam chuyển đến Quý khách hàng những kết quả kiểm định trên mẫu mà khách hàng đã cung cấp cho nhân viên đại diện khu vực phía Bắc vào ngày 22/9/2021…

Kèm theo đó là một văn bản cũng do ông Trần Vũ Hoài - Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam ký, trong đó khẳng định: Kết quả kiểm tra trên mẫu hộp sữa mà khách hàng cung cấp cho Công ty FrieslandCampina Việt Nam ngày 22/9/2021 cho thấy, trên mẫu bao bì này có vết côn trùng cắn ngay vị trí góc đáy hộp. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng “vón cục, vị chua và có mùi hôi” như khách hàng đã phản ánh.

Trao đổi với báo chí, chị Thảo bức xúc cho biết: “Tôi nhận thấy câu trả lời về nguyên nhân khiến hộp sữa bị hỏng của Công ty FrieslandCampina Việt Nam đối với khách hàng như vậy là chưa thoả đáng. Việc uống phải hộp sữa hỏng này đã khiến sức khoẻ con gái tôi bị ảnh hưởng, thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, gia đình tôi không hề nhận được một lời xin lỗi nào từ phía nhà sản xuất. Trong thư phúc đáp gửi cho tôi, nhà sản xuất ban đầu thì đổ lỗi cho những nguyên nhân khách quan, sau đó lại đổ lỗi do côn trùng cắn hộp khiến sữa bị hỏng, phải chăng họ đang cố tình phủi bỏ trách nhiệm của mình trong sự việc này”.

Cũng theo chị Thảo, đại diện Công ty FrieslandCampina Việt Nam đến nhà chị để tiếp nhận sản phẩm mang về kiểm nghiệm sau hơn 10 ngày kể từ khi xảy ra sự việc. Trong những ngày đó, hộp sữa này được chị Thảo để ở một góc nhà và rất có thể hộp sữa đã bị  côn trùng xâm nhập hoặc cắn vỏ bao bì vào thời gian này.

“Nếu bao bì hộp sữa bị hở do côn trùng cắn như khẳng định của nhà sản xuất thì chất lỏng bên trong đã bị rò rỉ ra ngoài chứ không thể còn nguyên bên trong hộp như khi tôi mua từ đại lý về như vậy được. Khi phát hiện hộp sữa bị hỏng, tôi cùng nhiều người thân trong gia đình cũng đã kiểm tra rất kỹ và hoàn toàn không phát hiện vết hở hay vết côn trùng cắn nào trên bao bì sản phẩm cả. Việc một Công ty lớn, chuyên kinh doanh các sản phẩm sữa dành cho trẻ em như FrieslandCampina Việt Nam lại có dấu hiệu đổ lỗi vòng quanh

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…