Gánh nặng thuế phí đẩy doanh nghiệp rơi vào thế kẹt?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc liên tục đề xuất tăng các loại thuế phí sẽ khiến doanh nghiệp hoạt động khó khăn, mất niềm tin vào quá trình cải cách của Nhà nước.
Gánh nặng thuế phí đẩy doanh nghiệp rơi vào thế kẹt?

Doanh nghiệp có nguy cơ "nhỏ lại"

Trong quý I/2018, kinh tế Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng cao hiếm thấy, 7,38%, cao nhất trong 10 năm. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ có sự cải thiện mạnh so với các năm trước. Khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng trưởng rất cao ở mức 9,7%. Ngành công nghiệp chế tác tiếp tục là động lực cho cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế, quy mô việc làm tạo mới và số doanh nghiệp đăng kí trong quý I/2018 không tăng cao tương ứng như so với các năm trước.

Cụ thể, trong bối cảnh tăng trưởng GDP ở mức cao, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) trong quý I gia tăng so với tháng 12/2017, PMI tăng từ 52,5 điểm lên mức 53,4 và 53,5 lần lượt trong tháng 1 và tháng 2. Tuy nhiên, PMI đã suy giảm trong tháng 3 về 51,6 điểm. Điều này thể hiện tốc độ mở rộng chậm đi ở khu vực sản xuất.

Khảo sát về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Tổng cục Thống kê cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp có phần giảm đi trong quý I.

Theo đó, trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, chỉ có 33% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I tốt hơn so với quý IV năm trước. Tỷ lệ này thấp hơn khá nhiều so với quý trước, 44,8% và gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái, 33,7%.

Về tình hình hoạt động, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2018 tương đương với cuối năm ngoái (10.839 so với 10.814 doanh nghiệp), trước khi giảm mạnh trong tháng 2 và tháng 3 với chỉ 7.864 và 8.082 doanh nghiệp thành lập mới.

Tháng 1/2018 cũng chứng kiến lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhiều nhất trong hơn hai năm qua với 13.300 doanh nghiệp, cao hơn cả tháng 1 năm ngoái, 13.289 doanh nghiệp. Quý I có tổng số 21.115 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Bên cạnh đó, quy mô việc làm tạo mới trong quý I không cao tương ứng với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế như so với năm trước. Cụ thể, tính chung cả quý có 225,4 nghìn việc làm mới được tạo thêm. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm 2017 nền kinh tế thậm chí tạo thêm 291,6 nghìn việc làm.

Hiện tượng số việc làm mới tạo ra ít hơn, trong khi tăng trưởng vẫn cao, một lần nữa đặt ra câu hỏi về chất lượng tăng trưởng và sức mạnh thực chất của khu vực nội địa.

Thuế, phí đè nặng!

Nhận định về thực trạng các doanh nghiệp trong nước có xu hướng thu hẹp hoạt động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, thời gian vừa qua, Chính phủ, các cơ quan bộ ngành vẫn luôn hô hào việc tiếp tục cải cách thể chế, năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tuy nhiên, có vẻ như quá trình cải thiện môi trường kinh doanh này vẫn chưa thực sự mang lại những hiệu quả như mong đợi.

VCCI vừa rồi đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cho biết có đến 52% doanh nghiệp tư nhân trong nước nói rằng họ sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đó là con số của năm 2017 chứ không phải của năm nay. Trong khi đó, quý I/2018 đã giảm xuống còn 33% các doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Điều này cho thấy bức tranh hoạt động của doanh nghiệp không lạc quan. Những cải cách của Chính phủ chưa đủ để tạo niềm tin cho doanh nghiệp hoạt động, bà Lan nhận định.

Mặt khác, điều rất mâu thuẫn ở đây là một mặt Chính phủ tuyên bố cải thiện môi trường kinh doanh, giảm phí cho doanh nghiệp, mặt khác do sức ép về thiếu hụt ngân sách, Nhà nước vẫn liên tục tăng các loại thuế phí, tăng thu thêm từ xã hội, gây khó cho doanh nghiệp.

Đây vẫn là mâu thuẫn rất lớn, trong khi đó, điều quan trọng nhất đối với ngân sách là giảm chi thường xuyên thì Nhà nước lại không giảm được, bà Lan cho hay.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến gánh nặng thuế phí của doanh nghiệp trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức cao trong thời gian gần đây, tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn chủ yếu dựa vào ngoại lực, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI đều thuộc đối tượng đã được miễn giảm thuế phí, chính vì vậy mà trong bối cảnh hụt thu ngân sách, bao nhiêu gánh nặng thuế phí sẽ đều dồn vào phía các doanh nghiệp trong nước khiến các doanh nghiệp này vốn đã nhỏ bé lại càng yếu ớt, khó khăn hơn.

Đây chính là thế kẹt của các doanh nghiệp Việt Nam và cũng là bài toán mà hầu hết các nước đang phát triển đang mắc phải đã được cảnh báo cách đây hàng chục năm.

Theo đó, lẽ ra trước khi tự do hoá thương mại với thế giới, Việt Nam phải tự do hoá trong nước, tạo dựng được một thị trường cạnh tranh khốc liệt trong nước. Có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể lớn mạnh. Sau đó khi mở cửa, thuế quan giảm, doanh nghiệp nước ngoài vào thì lúc đó doanh nghiệp trong nước đã đủ sức cạnh tranh với thế giới và đứng vững trên thị trường.

Trong khi đó, tại Việt Nam lại mở cửa ngược quy trình, các doanh nghiệp trong nước còn non yếu, thị trường chưa kịp tự do hoá cạnh tranh nên chưa có các doanh nghiệp đủ lớn để cạnh tranh với nước ngoài. Nhà nước nắm những "nắm đấm thép" độc quyền thì ngày càng lụi bại để lại những món nợ khổng lồ. Đây là hệ quả của việc Chính phủ không chú trọng đến vai trò của các doanh nghiệp tư nhân ngay từ đầu, ông Thành nhận định.

Nói về bức tranh kinh tế Việt Nam hiện tại, chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu ví von như một người lái xe đi ngược chiều trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro, hệ quả khôn lường.

Giống như chiếc xe đi ngược chiều, nền kinh tế của Việt Nam cũng ẩn chứa những hệ luỵ chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, trong khi chỉ 1% xảy ra rủi ro thôi cũng có thể dẫn đến những tai hoạ thảm khốc, ông Hiếu nhận định.

The The Leader

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…