Gemadept phát hành thành công 103,4 triệu cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên 4.139 tỷ đồng

Gemadept chào bán thành công 103,4 triệu cổ phiếu, thu về 3.014 tỷ đồng...

Gemadept chào bán thành công 103,4 triệu cổ phiếu
Gemadept chào bán thành công 103,4 triệu cổ phiếu

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gemadept (mã chứng khoán: GMD) vừa có nghị quyết thông qua kết quả đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu năm 2024.

Theo đó, GMD chào bán thành công 103,4 triệu cp, thu về 3.014 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 4.139 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông hiện hữu mua 102,6 triệu cổ phiếu với giá 29.000/cổ phiếu, số tiền thu được là 2.978,2 tỷ đồng. Nhà đầu tư mua cổ phiếu lẻ và cổ phiếu không phân phối hết là 797,2 nghìn cổ phiếu, giá 45.000/cổ phiếu, thu về gần 35,9 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trong quý 3/2024, doanh thu Gemadept đạt 1.264 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế của công ty này đạt 448,3 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải lợi nhuận sau thuế tăng Gemadept cho biết, chủ yếu do lợi nhuận gộp hoạt động khai thác cảng, logistics và phần lãi đến từ công ty liên doanh, liên kết tăng.

Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2024, Gemadept ghi nhận doanh thu tăng 21,6%, lên 3.420,55 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.549,46 tỷ đồng. Được biết, năm 2024, Gemadept lên kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.686 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với lãi trước thuế đạt 1.728,38 tỷ đồng, Gemadept đã hoàn thành tới 102,5% so với kế hoạch năm tài chính 2024.

Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của GMD tăng 6,1% so với đầu năm, đạt 14.366,4 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là tài sản cố định ghi nhận 4.062,9 tỷ đồng, chiếm 28,3%; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 3.511,2 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 1.768,1 tỷ đồng; tài sản dài hạn khác ghi nhận 1.631,2 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 1.624,4 tỷ đồng…

Về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2024, Gemadept ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 948,9 tỷ đồng. Còn dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 404,3 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 848,97 tỷ đồng, chủ yếu do công ty thực hiện trả cổ tức cho cổ đông.

Vào tháng 4/2024, Công ty Cổ phần Gemadept đã hoàn tất thoái toàn bộ cổ phần tại Công ty Cổ phần cảng Nam Hải cho đối tác là Công ty Cổ phần Nhật Việt (Vietsun). Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Gemadept tại cảng Nam Hải đã giảm từ 99,98% xuống 0%.

Cảng Nam Hải có công suất thiết kế đạt 200.000 teus, là cảng đầu tiên của Gemadept tại miền Bắc. Được thành lập năm 2009, cảng Nam Hải có đầy đủ chức năng cảng, cửa khẩu quốc tế để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa nội địa. Ngoài ra, cảng Nam Hải còn cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín gồm dịch vụ depot, vận chuyển đa phương thức door to door bằng sà lan, đầu kéo, khai thác kho bãi, hàng rời, dịch vụ hải quan...

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo, việc chuyển nhượng vốn cảng Nam Hải và Nam Hải ICD sẽ đem về khoảng 200 tỷ đồng lợi nhuận cho Gemadept, bổ sung nguồn tiền cho công ty tập trung đầu tư phát triển mở rộng các cảng lớn như các dự án mở rộng cảng Nam Đình Vũ và Gemalink.

Công ty cũng đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án cao su ở Campuchia và các dự án bất động sản Saigon Gem, Gemadept Vientiane, mục tiêu dồn toàn lực tập trung vào hoạt động cốt lõi. Ngày 14/3 vừa qua, Gemadept thông báo nhận được thông báo hoàn tất giải thể chi nhánh Gemadept tại Campuchia.

Sau khi thoái vốn khỏi cảng Nam Hải, ở khu vực phía Bắc, Gemadept còn sở hữu hai cảng là Nam Đình Vũ và ICD Nam Hải. Tại phía Nam, Gemadept còn có hai cảng container là Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, có khả năng đón được các siêu tàu lớn nhất hiện nay và 1 cảng ICD Phước Long. Ngoài ra cảng Dung Quất là cảng hàng rời duy nhất trong hệ thống cảng của Gemadept.

anh-man-hinh-2024-12-17-luc-202906.png
Thị giá cổ phiếu GMD thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 17/12, cổ phiếu GMD ở mức 65.500 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp này trên thị trường đạt khoảng 27.115 tỷ đồng.

Xem thêm

Ngân hàng NCB tăng vốn điều lệ lên gần 11.800 tỷ đồng

Ngân hàng NCB tăng vốn điều lệ lên gần 11.800 tỷ đồng

Ngân hàng NCB dự kiến sẽ dùng toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ lần này để bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh; công nghệ và chuyển đổi số; xây dựng nhận diện thương hiệu và cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất...

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...