Giá lợn hơi (23/11) ghi nhận tăng tại miền Bắc, giảm tại miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam. Mức giao dịch lợn hơi dao động trong khoảng 48.000 – 53.000 đồng/kg.
Giá lợn tại miền Bắc
Lợn hơi tại miền Bắc có giá tăng tại nhiều địa phương, dao động trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi tăng 2.000 đồng/kg, Bắc Giang đang thu mua lợn hơi ở mức 52.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất cùng với Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang.
Các địa phương gồm Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Ninh Bình ghi nhận mức 51.000 đồng/kg sau khi cùng tăng 1.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Giao dịch lợn hơi tại khu vực này giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, dao động quanh mức 49.000 – 51.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá lợn hơi tại Ninh Thuận giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 50.000 đồng/kg. Lâm Đồng là địa phương có giá thu mua lợn hơi cao nhất với 51.000 đồng/kg.
Ngược lại, lợn hơi tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa có giá thấp nhất là 49.000 đồng/kg. Các địa phương khác giữ nguyên mức giá.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tại khu vực phía Nam, giá lợn hơi đồng loạt giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.
Trong đó, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, Kiên Giang có giá thu mua thấp nhất khu vực và cả nước là 48.000 đồng/kg. Mức giao dịch lợn hơi cao nhất thuộc về Cà Mau với 53.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi được ghi nhận tại TP.HCM, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp và Bến Tre dao động quanh mức 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, mỗi ngày có khoảng 10.000 con lợn được giết mổ đưa về thành phố tiêu thụ. Do vậy, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Để làm cơ sở kiểm soát nguồn động vật, sản phẩm động vật vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trên địa bàn thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM đã thiết kế phần mềm quản lý về nhập xuất và xử lý động vật, sản phẩm động vật, kiểm dịch động vật, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật sử dụng tại các trạm kiểm dịch động vật, cơ sở giết mổ.
Ngoài ra, TP.HCM đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành gồm: quản lý thị trường, thú y, cảnh sát giao thông do Chi cục Chăn nuôi và Thú y làm trưởng đoàn, kiểm tra thường xuyên các tuyến đường, cửa ngõ vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào thành phố. Qua đó, xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm, động vật nhiễm bệnh.