Giá thép tăng cao, doanh nghiệp thép đã hết lo?

Tồn kho của các doanh nghiệp ngành thép vẫn còn số lượng lớn, trong khi giá thép đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, báo hiệu doanh thu khủng của doanh nghiệp ngành thép khi thị trường xây dựng “ấm lên”...

Hầu hết chuyên gia đều dự báo ngành thép sẽ hồi phục từ năm 2024.

Giá thép còn tăng

Nhà sản xuất Thép Pomina mới đây đã điều chỉnh giá bán tăng hơn 1 triệu đồng/tấn, đưa giá thép xây dựng của thương hiệu này lên gần 17,5 triệu đồng/tấn. Cụ thể, cập nhật giá thép ngày 6/3, mức giá mới của thép cuộn Pomina tại khu vực miền Trung loại phi 10 lên 17,6-17,8 triệu đồng/tấn, tùy tiêu chuẩn; phi 12 từ 17,29-17,49 triệu đồng/tấn. Còn tại khu vực miền Nam cũng tăng 810.000 đồng/tấn, lên 17,08-17,49 triệu đồng/tấn, tùy loại.

Các công ty thép khác như Vina Kyoei, Thép Miền Nam đều vượt 16 triệu đồng/tấn. Theo đó thép Vina Kyoei, Thép Miền Nam loại phi 10 có cùng giá bán từ 16,24-16,44 triệu đồng/tấn. Các hãng thép khác như Hòa Phát, Việt - Ý, Thái Nguyên… cũng có giá bán ra gần 16 triệu đồng/tấn.

Với giá xuất bán tại các nhà máy kể trên, giá bán lẻ tại các cửa hàng sẽ đội thêm vài triệu đồng/tấn, chủ yếu là phí vận chuyển từ nhà máy đến nơi tiêu thụ.

Đáng nói hơn, trên thị trường thế giới, cập nhật đến ngày 6/3, giá quặng sắt đã lên mức cao nhất trong 8 tháng, giá đồng cũng tăng lên. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) khá ổn định tại 8.956,5 USD/tấn, tăng khoảng 2,8% trong tuần này. Còn hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,04% lên 919 nhân dân tệ (133,15 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 7/2022.

Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định giá nguyên vật liệu tăng cao khiến các nhà máy trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.

VAS cho biết, giá bình quân thép xây dựng nội địa hiện nay tăng khoảng 5% so với cuối năm 2022.

Giá thép tăng cao, doanh nghiệp thép cười mỉm

Cùng với đà tăng của thế giới, giá thép trong nước cũng dự báo tăng mạnh do do nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân tăng trong dịp đầu năm và như cầu xây dựng từ khối đầu tư công tăng lên.

Báo cáo của ANZ Research cho thấy các dấu hiệu ổn định trên thị trường bất động sản đã giúp nâng giá quặng sắt kỳ hạn. ANZ Research dự báo giá sắt thép dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi nguồn cung quặng sắt eo hẹp, trong khi nhu cầu có xu hướng tăng cao hơn.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo giá thép có thể phục hồi 2-3% so với cùng kỳ do tính mùa vụ và giá thép thế giới phục hồi khi Trung Quốc mở cửa.

Bên cạnh đó, BSC cũng kỳ vọng vào mục tiêu giải ngân đầu tư công trong nước dự kiến tăng 20-25% sẽ là động lực phục hồi ngành thép vào nửa sau của năm nay.

Cùng quan điểm, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá đầu tư công tạo ra nhu cầu đối với thép nhờ giải ngân cho các dự án tồn đọng từ 2022 chuyển sang và gói kích thích kinh tế bổ sung của Chính phủ. Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý tỷ trọng của thép trong đầu tư công là không nhiều, bởi vậy đóng góp chưa thực sự đáng kể.

Còn Chứng khoán SSI trong báo cáo cập nhật triển vọng cổ phiếu ngành thép trong năm 2023 cho biết việc tăng tốc đầu tư công trong năm 2023 có thể giúp bù đắp một phần nhu cầu thép giảm từ kênh dân dụng.

Doanh nghiệp thép mừng hay lo

Trong mùa báo cáo tài chính quý 4, các doanh nghiệp ngành thép ghi nhận tồn kho hàng hóa đến hàng chục nghìn tỷ.

“Anh cả” của ngành là Hòa Phát ghi nhận tồn kho còn khoảng 35.727 tỉ đồng, giảm 16% so với hồi đầu năm. Đây là mức thấp nhất trong hai năm trở lại đây của doanh nghiệp này. Trước đó, trong bối cảnh sức tiêu thụ chậm, Hoà Phát cũng chủ động giảm công suất thông qua việc đóng cửa 4/7 lò cao, bất chấp việc tập đoàn này sẽ phải chi khoản tiền lớn khoảng 40 tỉ đồng/lò cho việc tái khởi động khi thị trường ổn định trở lại.

Nhờ đó, vòng quay hàng tồn kho trong quý 4/2022 của Hòa Phát cũng được rút ngắn xuống 122 ngày, so với mức 126 ngày hồi quý 3; nguyên vật liệu còn 61 ngày, thành phần và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn 55 ngày.

Giá thép tăng cao, doanh nghiệp thép cười mỉm
Tồn kho ngành thép

Tương tự Hòa Phát, cuối tháng 9/2022, Pomina đã chủ động dừng sản xuất lò cao khi hoạt động tiêu thụ khó khăn và giảm bớt áp lực hàng tồn kho. Theo đó, lượng hàng tồn kho của Pomina đã giảm tới 74% so với đầu năm xuống còn 1.235 tỉ đồng.

Tính chung cả năm 2022, tất cả các doanh nghiệp ngành thép đều không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm. Nhóm 8 doanh nghiệp ngành thép lớn nhấ ghi nhận tổng cộng gần 308.000 tỷ đồng doanh thu, nhưng tổng lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 8.703 tỷ đồng, Biên lãi ròng của nhóm trong năm qua chỉ đạt vỏn vẹn 2,8%.

Hoa Sen, một ông lớn khác của ngành thép cũng ghi nhận tồn kho ở mức 6.632 tỉ đồng, giảm 18% so với thời điểm đầu năm.

Điển hình như trường hợp của Thép Tiến Lên khi hàng tồn kho tính đến cuối tháng 12/2022 tăng 5% lên 3.036 tỉ đồng. Hay với trường hợp của Gang Thép Thái Nguyên khi hàng tồn kho ghi nhận tăng 22% lên 1/766 tỉ đồng.

Thép Nam Kim cũng ghi nhận 7.000 tỷ đồng hàng tồn kho. Dù giảm so với đầu năm nhưng đây vẫn là mức hàng tồn kho khá cao.

Tổng lượng tồn kho của các doanh nghiệp thép tại thời điểm 31/12 ước tính giảm 20.000 tỉ đồng so với cuối quý 3 trước đó, xuống còn khoảng 66.000 tỉ đồng, thấp nhất trong vòng bảy quý trở lại đây.

Tuy nhiên, như các dự báo đã nêu trên, thị trường bất động sản trong nước đang dần ấm lên, trong khi đó giá thép đang dần hồi phục và tăng trở lại. Điều này khiến tồn kho ngành thép đang dần trở thành tin vui hơn là gánh nặng của doanh nghiệp.

Giá than, nguyên vật liệu quan trọng nhất trong luyện thép đã quay đầu giảm mạnh sau thời gian dài neo cao vùng đỉnh. Điều này có thể sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của ngành thép thời gian tới.

Bên cạnh đó, trên thị trường xuất khẩu, sản lượng thép của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới cũng sụt giảm do các nhà máy phải cắt giảm sản lượng sau một thời gian dài thua lỗ. Sau khi đạt mức cao nhất vào tháng 5/2022 ở mức 96,6 triệu tấn, sản lượng thép của Trung Quốc đã giảm dần xuống 74,5 triệu tấn vào tháng 11, gây ra sự cân bằng giữa cung và cầu. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp thép Việt Nam gia tăng xuất khẩu.

Giá thép tăng cao, doanh nghiệp thép cười mỉm

Do đó, SSI cho rằng lợi nhuận của ngành thép sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm nhưng dần phục hồi vào cuối năm nhờ khả năng phục hồi nhu cầu ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, VCBS lại đánh giá sản lượng xuất khẩu thép dự kiến tiếp tục ở mức thấp trong bối cảnh kinh tế các khu vực Mỹ, EU và Trung Quốc đều ghi nhận suy yếu, đặc biệt là EU chưa cho thấy tín hiệu kiểm soát được lạm phát. Do đó, VCBS không kỳ vọng một sự bật tăng mạnh về xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023, trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại.

Nhưng tổng thể, VCBS cũng đánh giá doanh nghiệp đã sống sót qua giai đoạn khó khăn nhờ vào việc cân đối lại dòng tiền hoạt động. VCBS cho rằng quá trình tái khởi động lò sẽ diễn ra dần dần trong năm 2023 và những doanh nghiệp sống sót sẽ vươn lên mạnh mẽ từ 2024. Tuy nhiên, VCBS vẫn nhấn mạnh quý 1 của ngành thép vẫn sẽ tiếp tục kém tích cực.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…