Giá trị thương hiệu Việt Nam thăng hạng trên trường quốc tế

Giá trị thương hiệu Việt Nam được nâng bậc đánh giá trên toàn cầu là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp Việt trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm Việt Nam vươn tầm thế giới…

Các thương hiệu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế vững chắc với người tiêu dùng
Các thương hiệu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế vững chắc với người tiêu dùng

Theo công bố mới nhất, Tổ chức Tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance đánh giá, giá trị thương hiệu Việt Nam năm nay xếp thứ 32 trong số 193 quốc gia được đánh giá và đạt 507 tỷ USD. Tăng một bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm ngoái.

Cũng theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc những năm gần đây. Việt Nam không chỉ lọt top 100 nước có thương hiệu mạnh, mà còn là nước có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022.

Ông Alex Haigh Tổng Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Brand Finance cho biết: “Giá trị thương hiệu Việt Nam tăng mạnh những năm qua là nhờ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, mức độ nhận diện về thương hiệu Việt Nam được cải thiện và một môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, đặc biệt là nhờ nỗ lực giảm lãi suất của Chính phủ thời gian qua”.

Trong đó, các ngành như viễn thông, công nghệ; ngân hàng; thực phẩm và đồ uống đang là những ngành có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thương hiệu quốc gia Việt Nam. Theo đánh giá của Brand Finance, các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này đang tận dụng rất tốt những cơ hội từ thị trường.

Khi giá trị thương hiệu của một quốc gia được nâng cao, hiệu ứng lan tỏa sẽ tác động tích cực đến mọi lĩnh vực, đặc biệt là du lịch và xuất khẩu. Với một thương hiệu quốc gia mạnh, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè quốc tế, từ đó thu hút một lượng lớn khách du lịch.

Đồng thời, các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Không chỉ vậy, một thương hiệu quốc gia uy tín còn là yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ: “Ví dụ như là Samsung, 50-60% điện thoại thông minh đều sản xuất tại Việt Nam, made in Vietnam. Vì thế nếu mà thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng mạnh lên thì các nhà đầu tư Hàn Quốc rất tự tin sẽ tiếp tục đầu tư”.

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam nhận định: “Khi thương hiệu của một quốc gia tăng trưởng, đó là nỗ lực rất lớn. Trực tiếp các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã đi đến các nước trên thế giới để quảng bá hình ảnh của một Việt Nam với nguồn nhân lực tốt, đang tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu với một thị trường nội địa đầy tiềm năng”.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại toàn cầu và sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang trở thành điểm đến thay thế hấp dẫn. Với những lợi thế về chi phí lao động cạnh tranh, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tập đoàn đa quốc gia.

Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới. Với một dân tộc năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên, Việt Nam đang trên đà trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, có đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực và thế giới.

Các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ vị trí "đầu tàu" của nền kinh tế, nộp ngân sách nhiều nhất năm 2023: PVN đã nộp gần 95.000 tỷ đồng. Viettel xếp thứ hai với hơn 37.800 tỷ đồng. Petrolimex giữ vị trí thứ ba khi đóng góp gần 33.400 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đứng thứ tư, nộp hơn 29.200 tỷ đồng. EVN dù thua lỗ nhưng vẫn xếp thứ năm với số nộp 21.000 tỷ đồng. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đứng thứ sáu, nộp gần 16.700 tỷ đồng. Các ngân hàng lớn góp mặt trong top 10 gồm Vietcombank, BIDV và Vietinbank

Xem thêm

Việc tăng thuế với mặt hàng bia, rượu cần thực hiện theo lộ trình

Năm 2027 mới tăng thuế với mặt hàng bia?

Việc tăng thuế đối với rượu, bia được nhận định, dù mang lại những lợi ích nhất định về mặt xã hội, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp và người lao động trong ngành…

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, gây không ít bất ngờ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp...

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...