Giá trị vốn hoá VinFast khi lên sàn sẽ gấp bao nhiêu lần top đầu VN30?

Đây là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm và đặt câu hỏi khi nghe tin hãng xe điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ sau khi sát nhập VinFast Auto Pte. Ltd. và Black Spade Acquisition Co., từ đó nâng vốn chủ sở hữu lên 23 tỷ USD…

Chiều 12/5, VinFast đã đưa ra thông tin, hàng xe này cùng và Black Spade Acquisition Co (Black Spade - NYSE: BSAQ) chính thức công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Sau giao dịch, giá trị vốn hoá VinFast sẽ được định giá hơn 23 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

Theo đó, giao dịch dự kiến sẽ kết thúc trong năm nay sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý và cổ đông, cũng như các điều kiện hoàn tất khác theo thông lệ. Sau giao dịch, các cổ đông hiện hữu của Công ty VinFast sẽ sở hữu 99% trong công ty hợp nhất.

Công ty hợp nhất này sẽ có giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu là 23 tỷ USD sau khi sáp nhập (chưa bao gồm số tiền sẽ quy đổi từ 169 triệu USD tiền mặt tín thác). Giá trị này tương đương với 539.580 tỷ đồng Việt Nam (tính theo tỷ giá hơn 23.000 VND/USD).

giá trị vốn hoá VinFast
Sau giao dịch, giá trị vốn hoá VinFast sẽ được định giá hơn 23 tỷ USD

Như vậy, nếu VinFast lên sàn thành công thì giá trị vốn hoá VinFast sẽ cao hơn gấp 1,2 lần giá trị vốn hoá của cổ phiếu cao nhất rổ VN30 (kết thúc phiên giao dịch ngày 12/5) là VCB của (ngân hàng Vietcombank) với mức vốn hoá 439.178 tỷ đồng.

Còn nếu so sánh giá trị vốn hoá với nhóm 5 cổ phiếu to nhất rổ VN30 thì VinFast gấp 2,3 lần cổ phiếu BID (ngân hàng BIDV 227.634 tỷ đồng); 2,2 lần cổ phiếu VHM (Vinhomes 222.944 tỷ đồng); 2,7 lần cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup 197.180 tỷ đồng); 3 lần cổ phiếu GAS (Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP với 177.040 tỷ đồng).

Và tất nhiên, nếu so sánh với giá trị vốn hoá của cổ phiếu thấp nhất rổ VN30 là STB (Thành Thành Công - Biên Hòa 11.040 tỷ đồng) thì VinFast cao gấp 48,8 lần. Có thể nói, đây là một con số vô cùng khủng.

Nhiều nhà đầu tư nhận định rằng, nếu VinFast thành công lên sàn chứng khoán Mỹ thì sẽ giúp giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng "thăng hạng" trên sàn chứng khoán. Giải quyết được một số gánh nặng tài chính mà Vingroup đang gặp phải khi  VinFast vẫn đang không ngừng "đốt tiền" của Tập đoàn này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...