Giá vàng ngày 19/4: Vàng trong nước chạm mốc 71 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) tiếp tục tăng khiến giá trong nước chạm mốc 71 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân khiến vàng tăng hơn 1% lên mức cao nhất là do lo ngại xung quanh cuộc xung đột Nga - Ukraine và áp lực lạm phát gia tăng đã làm tăng nhu cầu trú ẩn an toàn.
Giá vàng ngày 19/4: Vàng trong nước chạm mốc 71 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

6h sáng nay (19/4), giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1.976 USD/ounce, không đổi so với đầu giờ sáng qua. Tuy nhiên, tính chung cả phiên giá vàng có xu hướng tăng.

Giá vàng thế giới tăng do bất ổn xoay quanh căng thẳng Nga - Ukraine thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý.

Ông Ilya Spivak, chiến lược gia tiền tệ tại DailyFX, cho biết, dường như rủi ro trên thị trường đã suy yếu vì ảnh hưởng của tình hình tại Ukraine. Ông cũng cảnh báo thanh khoản mỏng có thể khiến biến động giá trở nên tồi tệ hơn.

Ông David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết: "Cuộc xung đột Nga-Ukraine leo thang và áp lực lạm phát trên diện rộng đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng”.

Vàng tăng giá bất chấp lợi suất kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2018, điều làm tăng chi phí của việc nắm giữ vàng thỏi không trả lãi.

Ông Meger nói, lo ngại về tác động kinh tế từ các hạn chế Covid-19 ở Trung Quốc cũng hỗ trợ giá vàng.

Mặc dù lo ngại về lạm phát tăng cao thúc đẩy sức hấp dẫn trú ẩn an toàn của vàng, nhưng việc tăng lãi suất để kiềm chế giá cao hơn có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu đối với vàng. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến ​​sẽ đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách trong cuộc họp vào tháng 5 tới.

Ông Han Tan, nhà phân tích thị trường trưởng tại Exinity, cho biết: "Vàng giao ngay có thể chạm mốc 2.000 USD, nhưng có thể vấp phải một số rào cản khi lãi suất tăng".

Trong số các kim loại khác, bạc giao ngay tăng 1,5% lên 26,07 USD/ounce, và đạt mức cao nhất trong hơn một tháng ở mức 26,21 USD.

Bạch kim tăng 2,7% lên 1.016,72 USD, mức cao nhất kể từ ngày 25/3, trong khi palladium tăng 2,1% lên 2.417,65 USD.

Giá vàng trong nước

Giá vàng miếng trong nước đã vượt mốc 71 triệu đồng/ lượng sau hơn 5 tuần giao dịch quanh mức 69 triệu đồng/ lượng.

Rạng sáng, vàng DOJI tại khu vực Hà Nội mua vào ở mức 70,35 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 71 triệu đồng/ lượng, tăng 1,35 triệu đồng ở cả hai chiều so với ngày trước đó. Ở TP Hồ Chí Minh, giá vàng DOJI đã tăng 1,15 triệu đồng ở cả hai chiều lên lần lượt 70,3 triệu đồng/ lượng mua vào và 71 triệu đồng/ lượng bán ra.

Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang giao dịch mức 70,35 triệu đồng/ lượng mua vào và 71,02 triệu đồng/ lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Như vậy, so với ngày trước đó, giá vàng SJC đã tăng 1,15 triệu đồng/ lượng so với ngày trước đó.

Cùng đà tăng mạnh là vàng Phú Quý SJC. Giá vàng Phú Quý SJC đã tăng 1,05 triệu đồng ở chiều mua vào và 1,2 triệu đồng ở chiều bán lên lần lượt 70,15 triệu đồng/ lượng và 70,95 triệu đồng/ lượng.

Trong bối cảnh giá vàng thế giới được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn do tình hình căng thẳng Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn và lạm phát liên tiếp chạm mốc mới, nhiều ý kiến cho rằng vàng trong nước sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.

Với giá vàng trong nước tăng vọt và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco là 1.977,1 USD/ ounce, (tương đương 54,8 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí)), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới được nới rộng.

Dự báo giá vàng

Vàng được xem là một loại hình lưu trú an toàn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chính trị. Theo ông Ilya Spivak, kim loại quý có thể thử nghiệm mốc 2.000 USD/ounce, thậm chí là mức 2.100 USD/ounce.

Một yếu tố hạn chế đà tăng của vàng trong phiên 18/4 là lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã ổn định ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.

Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của hãng tin Reuters nhận định, vàng giao ngay có thể tăng lên trong khoảng từ 1.998 USD/ounce đến 2.012 USD/ounce, vì nó đã vượt qua ngưỡng kháng cự ở mức 1.984 USD/ounce.

Xem thêm

Những "bất lợi" với doanh nghiệp Việt khi tham gia RCEP

Những "bất lợi" với doanh nghiệp Việt khi tham gia RCEP

Song song với những cơ hội như đã phân tích ở bài trước, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với những "bất lợi" nhất định, đặc biệt đối với những mặt hàng từng có lợi thế như dệt may, nông, thủy sản...
Vinamilk sẽ có tân Chủ tịch?

Vinamilk sẽ có tân Chủ tịch?

Bà Lê Thị Băng Tâm dự kiến sẽ rời Hội đồng quản trị Vinamilk. Ngoài ra, bà Tâm cũng thôi làm Chủ tịch tại HDBank.
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2022 - “bầu trời sao” hội tụ

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2022 - “bầu trời sao” hội tụ

Mở màn với đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2022 ngày 23/4, và ngay sau đó là hàng loạt sự kiện văn hóa, lễ hội, giải trí sôi động, đẳng cấp suốt 4 tháng với sự đồng hành của tập đoàn Sun Group, thành phố biển Sầm Sơn hứa hẹn sẽ thết đãi du khách một mùa hè sôi động chưa từng có.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...