Giải pháp nào "giữ chân" nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

Đối với vấn đề đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo góc nhìn của tôi nếu không làm tốt, các nhà đầu tư FDI sẽ rời bỏ thị trường sản xuất tại Việt Nam.
Giải pháp nào "giữ chân" nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

Bởi họ là nhà đầu tư quan tâm đến phát triển kinh doanh, đến lợi nhuận...

Các hiệp hội doanh nghiệp lớn của nước ngoài như Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và Nam Việt Nam (KoCham), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASIAN đã đồng loạt kiến nghị lên Chính phủ Việt Nam về vấn đề nếu chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay trở lại Việt Nam.

Là một doanh nhân quan tâm đến kinh tế đất nước, tôi cho rằng:

Thứ nhất, cần hiểu cách nhìn của nhà đầu tư để nhận diện mục đích của đầu tư là gì, là phát triển kinh doanh đa quốc gia, tìm kiếm lợi nhuận, bảo đảm công ăn việc làm, cuộc sống cho người lao động.

Thứ hai, chính sách và luật đầu tư thông thoáng có lợi cho nhà đầu tư hơn các nước khác để nhà đầu tư sớm thu hồi vốn.

Thứ ba, xây dựng Luật Đầu tư, Luật Lao động và các luật phù hợp với thế giới và công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký cam kết.

Thứ tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Thứ năm, Luật Thuế, hải quan và các nghị định, thông tư có liên quan cần phù hợp theo các quy định trong giấy phép đầu tư đã cấp.

Thời điểm hiện tại nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng, nếu Việt Nam tiếp tục phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 thì chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ đứt gẫy, sẽ đóng băng tại thị trường Việt Nam.

Chưa kể đến các nhà đầu tư trong nước và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam đóng cửa, giải thể và phá sản với con số rất lớn.

Cộng đồng doanh nghiệp, 14 hiệp hội doanh nghiệp, đại diện cho nhiều ngành hàng chủ lực của Việt Nam, đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về chiến lược “Phòng chống dịch theo Điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh "chống dịch mới” thống nhất quản lý trên toàn quốc để vừa từng bước phù hợp phục hồi kinh tế, mà vẫn kiềm chế được dịch.

Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Họ sẽ chuyển đơn hàng ra nước ngoài, rút vốn đầu tư, đóng cửa sản xuất là hiện hữu.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ cần mở lại thị trường để các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước tiếp tục kinh doanh sản xuất. Nếu không thì mục tiêu kép sẽ khó hoàn thành, tăng trưởng GDP không thể đạt con số dương là hiện hữu.

Cần lắm một chính sách, giải pháp quyết liệt của Chính phủ để bảo đảm cho nhà đầu tư cũng là bảo đảm công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, cũng là bảo đảm an sinh xã hội trong lúc cực kỳ khó khăn này.

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc

Việt kiều Canada - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...