Giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng

Việc giảm 50% giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm tiếp tục chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch.
Giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 13/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN về biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước.

Nội dung bổ sung đáng chú ý là giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước được ban hành kèm theo Thông tư 13 trong khoảng thời gian từ ngày 1/9 đến hết ngày 30/6/2022.

Có hiệu lực từ 1/9, Thông tư này cũng bãi bỏ Thông tư số 19/2020/TT-NHNN ngày 30/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành biểu phí dịch vụ thanh, toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành Thông tư 13/2021 nhằm tiếp tục chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn và góp phần triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Trước đó, đầu tháng Tám, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã giảm từ 50% đến 75% phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ so với mức phí hiện hành.

Trong năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát, NAPAS đã thực hiện 3 lần giảm phí dịch vụ (lần 1 vào ngày 25/2/2020, lần 2 vào ngày 25/3/2020 và lần 3 vào ngày 23/11/2020) với tổng số tiền giảm phí lên tới 530 tỷ đồng.

Trong năm 2021, NAPAS tiếp tục kéo dài các chương trình giảm phí đã thực hiện trong năm 2020 đồng thời, áp dụng chính sách phí mới từ 1/6/2021 với mức thu thấp hơn trước đây.

Xem thêm

Lãi suất liên ngân hàng đã lập đáy?

Lãi suất liên ngân hàng đã lập đáy?

Lãi suất liên ngân hàng tuần qua tiếp tục giảm ở các kỳ hạn qua đêm và 2 tuần, lần lượt là -0,03% và -0,07%, đưa lãi suất các kỳ hạn này xuống mức thấp kỷ lục, lần lượt là 0,27%/năm và 0,61%/năm.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…