Giảm giá và miễn hoàn toàn 15 dịch vụ chứng khoán

Để hỗ trợ thị trường chứng khoán trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư mới giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán.
Giảm giá và miễn hoàn toàn 15 dịch vụ chứng khoán

Theo thông cáo của Bộ Tài chính, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.

Do đó, Bộ đã kịp thời ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán nhằm hỗ trợ các tổ chức cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Thông tư 14 quy định, giảm giá (từ 10%-50%) với 9 loại dịch vụ gồm: giảm 10% đối với 3 dịch vụ: giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán; giảm từ 15%-20% đối với 2 dịch vụ: quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh; giảm từ 30%-50% đối với 4 dịch vụ: quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm,  thực hiện quyền, chuyển khoản chứng khoán, đấu giá và chào bán cạnh tranh.

Ngoài ra, không thu – miễn hoàn toàn với 6 loại dịch vụ bao gồm: đăng ký niêm yết, đăng ký chứng khoán, kết nối trực tuyến lần đầu, vay và cho vay chứng khoán qua  hệ thống VSD, đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, đăng ký thành viên bù trừ.

Trên cơ sở mức giảm giá dịch vụ quy định tại Thông tư số 14/2020/TT-BTC , Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện ngay việc giảm giá dịch vụ do đơn vị mình cung cấp tương ứng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.

Thời gian áp dụng mức giảm giá và miễn thu tiền sử dụng dịch vụ quy định tại Thông tư ít nhất trong vòng hơn 5 tháng (từ ngày 19/3/2020 đến hết ngày 31/8/2020). Trường hợp tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng Thông tư này trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...