Gỗ Trường Thành (TTF) quyết định xóa hơn 400 tỷ đồng nợ khó đòi

Gỗ Trường Thành dự kiến xóa sổ các khoản thu khó đòi tồn đọng nhiều năm mà Hội đồng quản trị đánh giá không có khả năng thu hồi là hơn 426 tỷ đồng. Đây là các khoản phải thu đã tồn đọng từ trước năm 2017, từ nhiều đơn vị hiện không còn tồn tại...
Gỗ Trường Thành (TTF)

Chiều ngày 26/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán: TTF) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Tại đại hội, Ban tổng giám đốc của Gỗ Trường Thành ghi nhận các khoản dự phòng phải thu khó đòi vào ngày lập báo cáo tài chính riêng của công ty là hơn 798 tỷ đồng và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cùng các công ty con là hơn 441 tỷ đồng.

Trong đó, Gỗ Trường Thành dự kiến xóa sổ các khoản thu khó đòi tồn đọng nhiều năm mà Hội đồng quản trị đánh giá không có khả năng thu hồi là hơn 426 tỷ đồng.

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị Gỗ Trường Thành cho biết, đây là các khoản phải thu đã tồn đọng từ trước năm 2017, từ nhiều đơn vị hiện không còn tồn tại.

Một số ít của các đơn vị còn tồn tại vẫn đang được truy đòi, tuy nhiên, khó có khả năng chi trả. Đối với các đơn vị này, Gỗ Trường Thành vẫn thực hiện mọi biện pháp pháp lý có thể nhằm thu hồi nợ.

Theo ông Tín, các khoản nợ này đã được trích lập dự phòng 100% trong nhiều năm, nên việc xóa bỏ sẽ không gây ra ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2022, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 2.001 tỷ đồng , tăng 24,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 1,23 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 17% về còn 15,4%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 11,9%, tương ứng tăng thêm 32,7 tỷ đồng, lên 307,6 tỷ đồng. Doanh thu tài chính giảm 59%, tương ứng giảm 35,4 tỷ đồng, về 24,7 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 15,8%, tương ứng tăng thêm 10,2 tỷ đồng, lên 75,22 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 16,3%, tương ứng giảm 22,7 tỷ đồng, về 117 tỷ đồng. Lợi nhuận khác giảm 14,6%, tương ứng giảm 3,1 tỷ đồng, về 18,5 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Trong năm 2022, Gỗ Trường Thành đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.268 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72,7 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với việc ghi nhận lỗ, Gỗ Trường Thành đã không hoàn thành kế hoạch lãi trong năm 2022.

Thêm nữa, tính tới cuối năm 2022, tổng lỗ lũy kế của Gỗ Trường Thành là 3.070 tỷ đồng, bằng 74,7% vốn điều lệ.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.222 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 54 tỷ đồng, tăng 15,8 lần so với mức thực hiện trong năm 2022.

Để thực hiện được kế hoạch kinh doanh năm 2023 trong điều kiện nhiều yếu tố khó khăn, thuận lợi đan xen, Gỗ Trường Thành cho biết sẽ thực hiện song song nhiều giải pháp.

Với mảng dự án, bên cạnh việc tiếp tục phát triển dự án cho các nhà bất động sản hàng đầu Việt Nam (Vingroup, Sungroup, Hưng Thịnh,..), doanh nghiệp sẽ hợp tác với các nhà phát triển BĐS nước ngoài để đa dạng hoá tệp khách hàng như Capitalland, Gamuda, Tavistock,..

Bên cạnh đó, về thị trường xuất khẩu, Gỗ Trường Thành sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng lớn như Natuzzi, Crate & Barrel,… ở nhiều ngành hàng để tăng doanh thu, giá trị đơn hàng để từng bước đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Gỗ Trường Thành (TTF)
Trong phiên giao dịch ngày 27/4, giá cổ phiếu TTF đang ghi nhận ở mức 4.360 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 27/4, giá cổ phiếu TTF đang ghi nhận ở mức 4.360 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng tỷ đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...