GPMB dự án sân bay quốc tế Long Thành: Vướng đền bù giải tỏa 1.000 trường hợp

Hiện có khoảng 1.000 trường hợp mua bán đất chỉ thông qua giấy tay với tổng diện tích khoảng 50 ha, phần lớn tập trung ở xã Bình Sơn (Long Thành) nên việc triển khai đền bù, giải tỏa dự án sân bay gặp nhiều trở ngại.
GPMB dự án sân bay quốc tế Long Thành: Vướng đền bù giải tỏa 1.000 trường hợp

UBND huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) cho biết, đến nay, huyện Long Thành đã đền bù 2.932 ha (trong tổng số 5.000 ha đất phải thu hồi để thực hiện dự án Cảng hàng không Quốc tế Long thành) của 5.541 hộ gia đình, cá nhân.

Theo quy định của pháp luật thì Nhà nước chỉ đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho người đứng tên chủ sử dụng đất. Tuy nhiên, do dự án sân bay Long Thành được quy hoạch cách đây gần 20 năm nên hiện nay có khoảng gần 1.000 trường hợp mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế bằng giấy tay gây khó khăn trong việc xác định đối tượng được hưởng thụ quyền lợi. 

Theo UBND huyện Long Thành, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ qua viết giấy tay xảy ra nhiều là do thời gian quy hoạch dự án kéo dài nhiều năm và chính quyền tạm ngưng xác nhận giao dịch, mua bán.

Về việc giải quyết vướng mắc này, ông Lê Văn Tiếp, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết, huyện sẽ phân loại các nhóm mua bán, chuyển nhượng, cho tặng bằng giấy tay, ủy quyền… theo từng nhóm gửi UBND tỉnh có phương án xử lý.

Theo ông ông Nguyễn Hồng Quế, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, nếu giải quyết cứng nhắc theo đúng quy định của pháp luật thì thời gian sẽ kéo dài chưa biết đến lúc nào, ảnh hưởng chung đến tiến độ của dự án sân bay Long Thành.

Nếu linh động giải quyết quyền lợi cho những người đứng tên trên giấy tay thì không đúng với quy định của pháp luật và có thể tạo ra tiền lệ xấu về sau và có thể xảy ra tranh chấp quyền lợi của chủ đất cũ với chủ đất mới.

Cũng theo ông Quế, trước thực trạng trên, tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành phân loại và giải quyết sớm các hồ sơ đơn giản, còn đối với các hồ sơ phức tạp, thì tổng hợp ý kiến của các cơ quan chức năng, cũng như các bộ ngành trung ương hướng dẫn giải quyết chính sách khi thu hồi đất, để không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án, chậm nhất phải xong trong quý 22021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Hạ tầng phát triển đồng bộ, công nghiệp bùng nổ, cộng thêm tiềm năng giá còn thấp đã giúp thị trường bất động sản Hải Phòng duy trì sức hút mạnh mẽ suốt từ đầu 2023 đến nay. Đây được xem là một trong những thị trường hiếm hoi có sức bật đồng đều trên nhiều phân khúc...

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…