Hà Nam khởi công dự án nút giao Phú Thứ liên thông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ là dự án quan trọng kết nối các khu đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô Hà Nội, góp phần phân luồng các phương tiện giao thông trên các trục đường hướng vào nội đô thành phố Hà Nội....
phối cảnh dự án nút giao phú thứ

Ngày 14/5, Hà Nam đã khởi công Dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý.

Nút giao Phú Thứ được thiết kế, xây dựng dạng nút giao liên thông 3 tầng: Tầng 1 xây dựng hầm trên cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình với 6 làn xe được thiết kế vận tốc 120 km/h.

Tầng 2 xây dựng đảo xuyến bán kính 40m bao gồm 4 nhánh tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h. Cùng tuyến đường bên Vành đai 5, thiết kế với vận tốc 60 km/h.

Tầng 3 cầu vượt của đường Vành đai 5 vùng Thủ đô bên trên đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 1.400 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam, Dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý nằm trong quy hoạch chi tiết tuyến đường Vành đai 5 - vùng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014.

Theo đó, quy hoạch tuyến đường Vành đai 5, đoạn đi qua tỉnh Hà Nam có chiều dài 35,3km, hướng tuyến từ Hà Nội đi trùng với QL21B, đoạn Chợ Dầu - Ba Đa, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Phú Thứ; tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông trùng với đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, đi qua cầu Thái Hà sang tỉnh Thái Bình.

Đây là tuyến đường quan trọng kết nối các khu đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô Hà Nội, góp phần phân luồng các phương tiện giao thông trên các trục đường hướng vào nội đô thành phố Hà Nội.

Việc tỉnh khởi công dự án này được xem là nhằm nhằm hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, Quy hoạch vùng thủ đô và Quy hoạch tỉnh Hà Nam.

Trước đó, vào giữa tháng 4/2023, Bộ Giao thông vận tải đã có công văn trả lời UBND tỉnh Hà Nam về những kiến nghị trong đầu tư xây dựng đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điểm đáng chú ý là  UBND tỉnh Hà Nam đề xuất toàn bộ đoạn tuyến qua tỉnh Hà Nam (chiều dài khoảng 35,3 km) là cao tốc đô thị, phần tuyến cao tốc 6 làn xe đi trên cao.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải cho rằng hiện UBND tỉnh Hà Nam chưa làm rõ được cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, khả năng cân đối nguồn lực để đầu tư đường Vành đai 5, nên đề xuất này vẫn chưa có cơ sở xem xét. Do đó Bộ đề nghị UBND tỉnh Hà Nam rà soát, quy hoạch quỹ đất dành cho đường cao tốc đáp ứng yêu cầu 6 làn xe cao tốc đi thấp và trong quy hoạch tỉnh xác định: đối với đường Vành đai 5 qua tỉnh Hà Nam tùy theo yêu cầu, quy hoạch phát triển đô thị, khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải sẽ xem xét quyết định phương án xây dựng cầu cạn hoặc đường cao tốc thông thường trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...