Hà Nội: Bất chấp giá tăng 15%, các thương hiệu cao cấp vẫn muốn mở rộng mặt bằng bán lẻ

Mặc dù giá thuê mặt bằng bán lẻ tại khu vực trung tâm Hà Nội bị đẩy lên 15%, nhưng nhiều thương hiệu cao cấp vẫn mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh.

Năm 2021 là một quãng thời gian đầy khó khăn và thử thách với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Những tháng cuối năm ghi nhận những tín hiệu khởi sắc trong nhu cầu mua sắm cùng các xu hướng tiêu dùng được Savills Việt Nam dự báo sẽ thúc đẩy đà phục hồi của thị trường.

Tình hình dịch bệnh kéo dài trong năm 2021 đã khiến cho ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng âm. Doanh thu của ngành năm 2021 đạt gần 4.790 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thành phố Hà Nội chứng kiến mức giảm 4.6% do nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động kinh doanh vì dịch bệnh.

Công suất thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội giảm 2% theo quý.
Công suất thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội giảm 2% theo quý.

Việc buôn bán kém khởi sắc cũng được phản ánh qua tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản bán lẻ trong năm vừa qua. Theo báo cáo mới của Savills Việt Nam, công suất cho thuê tại Hà Nội đạt 92%, giảm 2% theo quý và theo năm. Các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc lấp đầy mặt bằng kinh doanh. Đặc biệt,hạng mục Khối đế bán lẻ có mức giảm cao nhất do tỷ lệ trống cao từ các dự án mới.

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám Đốc Bộ phận Cho Thuê Thương Mại Savills Hà Nội, nhu cầu mặt bằng của khách thuê tại các tầng khối đế bán lẻ và nhà phố có sự phân bổ không đồng đều, dẫn đến sự chênh lệch về khả năng hấp thụ của thị trường.

Với bất động sản khối đế trung tâm thương mại (TTTM) tại các dự án phức hợp chung cư, nhóm khách thuê chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Họcung cấp các tiện ích như gym, siêu thị, ăn uống và làm đẹp nhằm phục vụ nhu cầu của dân cư và khách ghé thăm. Do vậy, khi các quy định về giãn cách được áp dụng, hoạt động kinh doanh của của những doanh nghiệp này sẽ bị gián đoạn đầu tiên. Điều đó gây ra gánh nặng trong việc chi trả tiền thuê cửa hàngkhiến các đơn vị kinh doanh buộc phải trả lại mặt bằng.

Bà Nguyệt Minh chia sẻ, thời gian qua thị trường chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc di dời mặt bằng tại các tầng khối đế TTTM của các tòa chung cư. Bởi vậy, một số dự án buộc phải chuyển đổi công năng thành văn phòng cho thuê hoặc mô hình văn phòng làm việc chia sẻ (co-working space) để giải quyết bài toán mặt bằng trống.

Bên cạnh giải pháp đó, chủ đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng cơ cấu mặt bằng, phân bổ khách thuê và những hoạt động thu hút khách ghé thăm thì mới có thể đảm bảo tỷ lệ lấp đầy và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả tại dự án.”

Mặt khác, nhóm khách ngành thời trang, mỹ phẩm, hoặc các sản phẩm mua sắm phổ thông thông thường sẽ chọn thuê cửa hàng tại các trục phố chính và ít bị ảnh hưởng bởi quy định về phòng chống dịch hơn. Họ vẫn có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh trực tiếp, hoặc triển khai hoạt động kinh doanh song song với nền tảng Thương mại điện tử. Do vậy, những doanh nghiệp này được dự báo sẽ hồi phục tốt hơn hậu Covid-19.

Đáng chú ý, phân khúc cao cấp của bất động sản bán lẻ vẫn ghi nhận tình hình hoạt động khả quan trong năm 2021, đặc biệt xung quanh khu vực lõi trung tâm Hà Nội. Bất chấp việc giá thuê bị đẩy lên 15% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung hạn chế, những giao dịch cho thuê mặt bằng nhỏ ở Tràng Tiền Plaza, Metropole Arcade hay Pacific Place cho thấy các thương hiệu cao cấp vẫn mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Điều này cho thấy niềm tin của các nhãn hiệu cao cấp đối với khả năng phát triển của thị trường Việt Nam.

Xem thêm

Trung tâm thương mại nhộn nhịp, nhà phố đìu hiu

Trung tâm thương mại nhộn nhịp, nhà phố đìu hiu

Một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường bất động sản mặt bằng bán lẻ Hà Nội khi nhiều trung tâm thương mại có tỷ lệ lấp đầy cao thì nhiều nhà phố vẫn “cửa đóng theo cài” sau làn sóng Covid-19 lần thứ 4.
Trao giải phương án kiến trúc trung tâm thương mại Cát Bà Amatina

Trao giải phương án kiến trúc trung tâm thương mại Cát Bà Amatina

Cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Công trình Trung tâm thương mại – Dự án Khu đô thị Cái Giá, Cát Bà đã chọn được các ý tưởng đặc sắc và trao giải. Tuy nhiên, điểm mới là chủ đầu tư đã định hướng cuộc thi này dành riêng cho các đơn vị tư vấn trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…