Hà Nội công bố tên dự kiến của các phường, xã sau khi sáp nhập

Hà Nội vừa công bố tên phường, xã dự kiến sau sáp nhập. Thành phố sẽ hoàn thành đợt lấy ý kiến nhân dân trước ngày 10/4…

Hà Nội công bố tên dự kiến của các phường, xã sau khi sáp nhập
Hà Nội công bố tên dự kiến của các phường, xã sau khi sáp nhập

Tính đến nay, Hà Nội đã có 8 quận, huyện ở Hà Nội công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 để lấy ý kiến nhân dân.

Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, tên đơn vị hành chính mới được xem xét dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp hoặc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển.

Cụ thể, quận Hai Bà Trưng sắp xếp 7 phường thành 4 phường. Nhập một phần phường Cầu Dền vào Thanh Nhàn lấy tên phường Thanh Nhàn, nhập một phần phường Cầu Dền vào Bách Khoa thành phường Bách Khoa, Quỳnh Lôi và Bạch Mai thành phường Bạch Mai, Đống Mác và Đồng Nhân thành phường Đồng Nhân.

Quận Thanh Xuân có Thanh Xuân Nam và Thanh Xuân Bắc sáp nhập thành phường Thanh Xuân Bắc, Kim Giang và Hạ Đình thành phường Hạ Đình.

Tại quận Ba Đình, Nguyễn Trung Trực và Trúc Bạch sáp nhập thành phường Trúc Bạch. Do tên gọi Trúc Bạch gắn liền quá trình lịch sử và tên tiểu khu Trúc Bạch trước đó bao gồm cả phường Nguyễn Trung Trực hiện nay.

Tại quận Hà Đông, ba phường Quang Trung, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu hợp nhất thành Quang Trung.

Quận Đống Đa sáp nhập Khâm Thiên và Trung Phụng thành Khâm Thiên, nhập một phần phường Ngã Tư Sở vào Khương Thượng thành phường Khương Thượng, một phần phường Ngã Tư Sở nhập vào Thịnh Quang thành phường Thịnh Quang, nhập một phần phường Trung Tự vào Phương Liên thành Phương Liên - Trung Tự, nhập một phần phường Trung Tự vào Kim Liên thành phường Kim Liên, Quốc Tử Giám và Văn Miếu thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Quận Long Biên, nhập một phần phường Sài Đồng vào Phúc Đồng thành phường Phúc Đồng, nhập một phần phường Sài Đồng vào Phúc Lợi thành phường Phúc Lợi.

Tại thị xã Sơn Tây, 3 phường Lê Lợi, Ngô Quyền và Quang Trung sáp nhập thành phường Ngô Quyền.

Huyện Ứng Hòa là địa phương có số xã giảm lớn nhất trong đợt sắp xếp đơn vị hành chính khi nhập 14 thành 5 xã. Trong đó, nhập xã Viên Nội, Viên An, Hoa Sơn thành Hoa Viên; nhập xã Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến thành xã Cao Sơn Tiến; nhập xã Hòa Xá, Vạn Thái, Hòa Nam thành xã Thái Hòa; nhập xã Lưu Hoàng, Hồng Quang, Đội Bình thành xã Bình Lưu Quang; nhập xã Trầm Lộng, Hoà Lâm thành xã Trầm Lộng...

Trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Nội có 173 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp do không đáp ứng đủ tiêu chí về diện tích, dân số.

Tuy nhiên, do đặc thù quốc phòng, an ninh, truyền thống lịch sử, văn hóa, tốc độ phát triển đô thị và trình độ phát triển kinh tế nên thành phố đề xuất phương án giảm khoảng 70 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.

Dự kiến trước ngày 10/4, các quận, huyện sẽ hoàn thành đợt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Sở Nội vụ sẽ tổng hợp xây dựng hồ sơ đề án, báo cáo UBND thành phố Hà Nội trình xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy.

Sau đó, UBND sẽ trình Hội đồng nhân dân thành phố tổ chức kỳ họp ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 15/5, để thành phố hoàn chỉnh hồ sơ gửi Bộ Nội vụ và Ban Chỉ đạo Chính phủ, hoàn thành trước ngày 31/5.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…