Hà Nội: Đảm bảo cung cầu hàng hóa Tết Canh Tý 2020

Chiều 24/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức họp báo về công tác cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Hà Nội: Đảm bảo cung cầu hàng hóa Tết Canh Tý 2020

Theo đó, công tác chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết 2020, các doanh nghiệp đều có kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết, tăng trung bình từ 7-25% so với Tết 2019. Ngoài mặt hàng thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu khác đảm bảo dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết Nguyên đán 2020. Đối với 23 đơn vị tham gia bình ổn đăng ký lượng hàng hóa bình ổn trong 2 tháng Tết, với tổng giá trị hơn 121.000 tỷ đồng, tương ứng số lượng một số mặt hàng thiết yếu là: Khoảng 18.000 tấn lương thực, 6.124 tấn thịt lợn, 762 tấn thịt gà...

Riêng về nguồn cung mặt hàng thịt lợn, nhu cầu 2 tháng Tết khoảng 44.600 tấn hơi/tháng. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019 nên hiện nay, nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết trên địa bàn nói chung và từ các tỉnh, thành phố có chăn nuôi lợn giảm mạnh. 

Qua theo dõi tình hình thị trường, tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn Thành phố như Vinmart, Intimex, Hapro... và tại một số chợ, thịt lợn bán ra từ đầu tháng 12/2019 tiêu thụ chậm, lượng bán giảm từ 5%-20% so với tháng 11/2019. Thời điểm hiện tại người dân cũng chủ động sử dụng các thực phẩm thay thế khác như thịt gia cầm, thủy sản... Cụ thể, các mặt hàng thay thế thịt lợn của tháng 12 tăng lên so với tháng 11, trong đó thịt gà tăng 10%-15%; thịt bò tăng 4%, thủy hải sản tăng 12%...

Ngoài ra, Sở Công thương phối hợp tổ chức 9 phiên chợ Việt, 300 chuyến bán hàng lưu động, Hội chợ hàng Việt... hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đồng thời tổ chức hoạt động kết nối cung cầu, tạo nguồn hàng đảm bảo cung cầu hàng hóa phục vụ Tết với Sở Công thương các tỉnh, thành phố. Từ nay đến Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tổ chức 5-7 tuần hàng trái cây, nông sản của các tỉnh tại Hà Nội, các hoạt động kết nối với các tỉnh Hà Giang, Nam Định, Lâm Đồng, Lào Cai... về phục vụ nhân dân trong dịp Tết.

Để đảm bảo nguồn cung trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, từ nay đến Tết cần tập trung công tác theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường mặt hàng phục vụ Tết. Trong đó đặc biệt quan tâm đến mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm có thể thay thế được thịt lợn về giá cả, nguồn cung, tình hình nhập khẩu mặt hàng để kịp thời điều tiết, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân. Đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp thông tin thường xuyên về tình hình nguồn cung các mặt hàng nông sản, Cục Hải quan phối hợp thông tin về tình hình nhập khẩu mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết; các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thường xuyên cung cấp thông tin tình hình thị trường hàng hóa phục vụ Tết.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương các tỉnh, thành phố để kịp thời khai thác các mặt hàng còn thiếu đưa về Hà Nội. Trong đó chú ý việc nắm nguồn cung và việc kết nối khai thác đối với mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm thay thế thịt lợn phục vụ đầy đủ nhu cầu người dân trong dịp Tết 2020.

Tổ chức, phát triển các điểm bán hàng phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Hà Nội. Tăng cường thanh, kiểm tra dịp cuối năm.

Đối với việc cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn, Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, Sở Công thương các tỉnh, thành phố, Cục Hải quan Hà Nội, các đơn vị liên quan... để nắm bắt thông tin về các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn ngay cho thị trường.

Đề nghị Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm về nguồn cung đối với mặt hàng thịt lợn trên địa bàn và đề xuất với UBND Thành phố giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng thịt lợn phục vụ nhân dân khi xảy ra thiếu hàng. Đồng thời định kỳ 10 ngày/lần cung cấp thông tin nguồn cung thịt lợn cho Sở Công thương...

Đề nghị Cục Hải quan Thành phố nắm bắt, thông tin thường xuyên về tình hình nhập khẩu mặt hàng thịt lợn và một số mặt hàng có khả năng thay thế thịt lợn cung cấp thông tin báo cáo định kỳ đúng quy định. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các trang trại, hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt lợn không lợi dụng đẩy giá bán lên cao bất hợp lý đảm bảo phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…