Hà Nội: Đơn giản hóa 61 thủ tục hành chính trong năm 2018

Năm 2018, Thành phố Hà Nội đã đơn giản hóa 61 thủ tục hành chính thuộc nhiều lĩnh vực, đáng chú ý Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất giảm được 18 thủ tục hành chính.
Hà Nội: Đơn giản hóa 61 thủ tục hành chính trong năm 2018

Đây là con số đáng chú ý tại kết quả rà soát công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2018 của TP Hà Nội, năm 2018.

Cụ thể, quy hoạch kiến trúc 3 thủ tục, nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 thủ tục, giáo dục và đào tạo 11 thủ tục, khoa học và công nghệ 10 thủ tục, y tế 4 thủ tục, lao động, thương binh và xã hội 12 thủ tục. Riêng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất giảm được 18 thủ tục hành chính.

Thành phố cũng tiếp tục thực hiện tốt công tác chuẩn hóa, kiểm soát việc công bố TTHC. Đến nay, đã ban hành 30 quyết định công bố, trong đó có 26 thủ tục mới ban hành, 47 thủ tục sửa đổi, bổ sung, 632 thủ tục bị bãi bỏ, hết hiệu lực thi hành và công bố danh mục 679 thủ tục theo quy định.

Theo ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, để cải cách hành chính, thành phố tập trung sắp xếp lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm: “Để cải cách hành chính được thì chúng tôi phải tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Bởi vì muốn xây dựng được chính quyền điện tử thì phải sắp xếp lại bộ máy hành chính, trên cơ sở đó xây dựng các nội quy, quy trình công tác. Thứ nữa là xây dựng xong đề án vị trí việc làm của tất cả các sở ngành”. 

"Mới đây, UBND thành phố đã công bố danh mục TTHC liên thông với cấp Trung ương; danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, các sở chủ quản, UBND cấp huyện, cấp xã. 100% các quyết định công bố TTHC sau khi ban hành được công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Tính đến ngày 25/11/2018, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố là: 1.923 TTHC.

Triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát trình tự, thời gian, đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện, cắt giảm các thủ tục không cần thiết.

Kết quả, Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất liên thông một số TTHC và xây dựng cơ chế liên thông nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, nâng cao chất lượng cho công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 52 ngày xuống còn không quá 20 ngày đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố; rút gọn thành phần hồ sơ tối đa từ 9 loại giấy tờ xuống còn 4 loại; lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đã thực hiện giảm thời gian giải quyết các TTHC từ 30 ngày xuống còn 20 ngày; lĩnh vực đo đạc, bản đồ và viễn thám thực hiện giảm thời gian giải quyết TTHC kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng từ 15 ngày làm việc xuống còn 7 ngày làm việc.

Thực hiện kế hoạch về kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC năm 2018 trên địa bàn thành phố, các đoàn kiểm tra của thành phố đã tiến hành kiểm tra 23 cơ quan, đơn vị  (4 sở, 4 quận, 2 huyện và 12 xã, phường, thị trấn). Qua kiểm tra, hầu hết các cơ quan đã thực hiện tốt công tác kiểm soát, rà soát, công khai TTHC tại đơn vị, thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành cũng như trong giải quyết công việc...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...