Hà Nội: Gần 100 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền gần 45,5 tỷ đồng

Đến hết tháng 5/2018, 99 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN, từ 2 tháng trở lên với số tiền gần 45,5 tỷ đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi về BHXH của hơn 11.000 lao động.
Hà Nội: Gần 100 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền gần 45,5 tỷ đồng

Đây là số liệu đáng chú ý trong công văn số 635/BHXH-KTTN do ông Vũ Đức Thuật - Phó Giám đốc BHXH Hà Nội vừa gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội trong tháng 6.

Gần 100 doanh nghiệp vừa bị cơ quan bảo hiểm xã hội Hà Nội nêu tên và yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội can thiệp để chi trả số tiền nợ đóng BHXH hơn 45 tỷ đồng, ảnh hưởng tới quyền lợi của hơn 11.000 lao động.

Đây là các doanh nghiệp có trụ sở tại 9 khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhằm phối hợp quản lý, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện các quy định trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và việc làm, cơ quan bảo hiểm xã hội Hà Nội yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đề nghị người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc việc trích nộp BHXH hàng tháng, đối với các doanh nghiệp nợ BHXH phải nộp ngay số tiền còn nợ trước ngày 30/6/2018.

Đồng thời, BHXH Hà Nội cũng đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và không tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp nợ BHXH nêu trên.

Được biết trong công văn trên, cơ quan BHXH Hà Nội đã “điểm” tên của nhiều doanh nghiệp nợ BHXH có số nợ “khủng”, như: Công ty CTCP Lilama Hà Nội nợ hơn 8,5 tỷ đồng, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam nợ hơn 6,5 tỷ đồng,

Công ty Thi công cơ giới 1 nợ hơn 6 tỷ đồng, Công ty CT TNHH Chun Fun nợ hơn 1,7 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Bia rượu Eresson nợ hơn 1,3 tỷđồng, Công ty TNHH Inkel Việt Nam nợ hơn 1,2 tỷ đồng…

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.