Hà Nội giao 2,4ha đất để làm dự án nhà ở xã hội

UBND thành phố Hà Nội giao đất cho Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP để thực hiện dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị mới Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh...

Một góc xã Kim Chung, huyện Đông Anh
Một góc xã Kim Chung, huyện Đông Anh

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc giao 24.000m2 (2,4ha) đất đợt 2 đã hoàn thành giải phóng mặt bằng tại ô đất ký hiệu CT3 thuộc khu đô thị mới Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh cho Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở xã hội.

Trong tổng số 24.000,6m2 đất, có 21.299m2 đất giới hạn bởi các mốc A, B, C, D, E, F, 6.1, 7.1, A để xây dựng nhà ở xã hội. Hình thức giao đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất, đối với chủ đầu tư được sử dụng đất kể từ ngày ký quyết định giao đất đến hết ngày 10/11/2061; đối với chủ sở hữu căn hộ chung cư là sử dụng ổn định lâu dài.

Còn 2.701,6m2 đất giới hạn bởi các mốc A, B, C, D, 8a.1, 9.1, 8.1, A và E, F, 9a.1 để làm đường giao thông nội bộ.

Về liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP có trách nhiệm xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, duy tu, duy trì công trình sau đầu tư xây dựng và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng chung thành phố theo quy định.

Hình thức giao đất là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Phương thức giao đất là giao đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Liên quan đến nhà ở xã hội tại Hà Nội, cuối năm 2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4255/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 130/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 130/CĐ-TTg, căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn thành phố để tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Các đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhà ở xã hội.

“Chủ động bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng và tổ chức giải phóng mặt bằng sạch để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội. Tổ chức đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm triển khai công khai minh bạch”, công văn nêu rõ.

Cùng với đó, thực hiện thủ tục hành chính giao đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hướng rút gọn, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch.

Tập trung triển khai thực hiện đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030"; hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội được giao trong năm 2024; đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

Đối với các dự án đã khởi công xây dựng, thường xuyên đôn đốc để sớm hoàn thành dự án, tổ chức nghiệm thu, sớm đưa vào sử dụng. Các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư, khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật; cấp phép xây dựng... để sớm nhất khởi công, xây dựng.

Còn các quỹ đất nhà ở xã hội chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, khẩn trương lập quy hoạch; thẩm định báo cáo tiền khả thi; cập nhật dự án vào chương trình kế hoạch của địa phương... để hoàn thành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Hạ tầng phát triển đồng bộ, công nghiệp bùng nổ, cộng thêm tiềm năng giá còn thấp đã giúp thị trường bất động sản Hải Phòng duy trì sức hút mạnh mẽ suốt từ đầu 2023 đến nay. Đây được xem là một trong những thị trường hiếm hoi có sức bật đồng đều trên nhiều phân khúc...

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…