Hà Nội sẽ nhanh chóng xây dựng Bản đồ số quản lý giao thông

UBND TP. Hà Nội đã thống nhất thông qua Kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019 - 2020 đến năm 2030 nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp
Hà Nội sẽ nhanh chóng xây dựng Bản đồ số quản lý giao thông

Tại Phiên họp Tập thể UBND Thành phố tháng 9/2019 vừa qua, tập thể UBND Thành phố thống nhất thông qua Kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 - 2020 đến năm 2030 nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển số lượng phương tiện giao thông công cộng.

UBND Thành phố giao Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện dự thảo Kế hoạch, trình UBND Thành phố xem xét, duyệt ký ban hành, trong đó nhấn mạnh các giải pháp quản lý; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Bản đồ số quản lý giao thông trên địa bàn Thành phố quy định cụ thể các tuyến, hành trình.

Sở cần bổ sung ngay vào Kế hoạch về Đề án xây dựng Trung tâm điều hành giao thông của Thành phố quản lý điều hành toàn bộ giao thông của Thành phố (bao gồm xe buýt, cứu hộ, cứu nạn, bãi đỗ xe, đường sắt đô thị…), bảo đảm hoạt động vào tháng 6/2020. Tăng cường kiểm tra, khảo sát, nghiên cứu tổ chức ngay các tuyến xe buýt tới các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp… nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vận tải hành khách công cộng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa các loại hình xe buýt điện vào vận hành, khai thác, tiến tới năm 2025, đến năm 2030 thay thế xe buýt sử dụng nhiên liệu trên địa bàn Thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...