Công ty sẽ lấy mẫu, xác định ADN một số tỏa lục đặc hữu của Hồ Gươm và tiến hành lưu trữ nguồn gen, sau đó tạo môi trường thủy hóa phù hợp giúp loài tảo này phát triển, trả lại màu xanh vốn có của nước Hồ.
Tại buổi họp báo về phương án nạo vét Hồ Gươm diễn ra vào chiều ngày 28/11, ông Võ Tiến Hùng Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, hiện nay Hồ Hoàn Kiếm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, bình quân lượng bùn dày từ 60-70cm, có những chỗ 1m, các chỉ tiêu về nước đều vượt ngưỡng cho phép, môi trường PH>10 như vậy có nghĩa là tính axit cao quá cao.
Sau khi lấy mẫu nghiên cứu thì thấy lượng tảo độc chiếm đến 95%, còn lại 5% là tảo lục, tảo này cũng sẽ mất dần vì chỉ sống được trong môi trường độ PH<7. Hiện nay màu xanh lục thủy của Hồ không còn nữa chuyển sang màu nâu và đục.
Việc nạo vét Hồ sẽ được Công ty Thoát nước Hà Nội triển khai có lộ trình, không xáo trộn làm thay đổi hệ sinh thái Hồ Hoàn Kiếm đột biến. Hồ cũng sẽ được bổ cập nước bằng giếng khoan công nghệ Đức, từ từ đủ lượng nước bốc hơi đảm bảo cảnh quan (vì 1 tháng nước Hồ sẽ bốc hơi 7,8cm như vậy 6 tháng mùa khô bốc hơi khoảng gần 1m).
Ông Hùng cũng cho biết, Hồ Gươm phải phải có sự trao đổi nước, chất lượng nước đầu vào sẽ được xử lý để đảm bảo tiêu chuẩn đảm bảo không để thành Hồ tù và nước sẽ được xử lý bằng chế phẩm Redoxy - 3C.
“Làm sao đảm bảo được cuối cùng qua việc nạo vét, bổ cập nước, dùng chế phẩm Redoxy - 3C giữ được màu của Hồ nhưng phải là xanh trong chứ không phải màu xanh đục hoặc chuyển sang màu vàng như hiện nay”.
Theo khảo sát hiện có 59 loài vi tảo Hồ Gươm, chiếm ưu thế là vi khuẩn lam với 23 loài, không gặp loài vi thảo đặc hữu hay quý hiếm, không gặp sinh vật đặc hữu trong thời gian khảo sát. Chỉ số đa dạng sinh học của Hồ Gươm thuộc loại nghèo, chất lượng môi trường hồ thuộc loại ô nhiễm. Hầu hết các loại động vật đáy sông tập trung ở chân kè đền Ngọc Sơn.
Các loại cá có nguồn gốc từ sông Hồng, các loại cá tự nhiên không còn tồn tại trên hồ nữa, chủ yếu là các loại cá nhỏ, cá cảnh được người dân thả phóng sinh, các loại cá nuôi nhập nội được thả bổ sung vào hồ ngày càng chiếm ưu thế. Qua quây lưới cũng không phát hiện cụ rùa nào.
Tổng Giám đốc Võ Tiến Hùng cũng khẳng định, đối với hệ vi tảo, bên cạnh việc xác định theo hình thái lựa chọn, cần xác định ADN một số tỏa lục đặc hữu và tiến hành lưu trữ nguồn gen. Sau khi cải tạo sẽ thiết lập môi trường thủy hóa phù hợp với loại tảo đơn bào sẽ giúp loài tảo này phát triển, trả lại màu xanh vốn có của nước Hồ Hoàn Kiếm.
Theo Viettimes