Hà Nội: Thành lập đoàn kiểm tra về quản lý nhà nước về vận hành, sử dụng nhà chung cư tại 5 quận

5 đơn vị nằm trong danh sách kiểm tra gồm các quận: Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 2892 thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 28/6/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 241 ngày 15/11/2019 của UBND thành phố về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và công tác quản lý nhà nước đối với việc vận hành, sử dụng nhà chung cư tại một số quận, huyện, thị xã.

5 đơn vị nằm trong danh sách kiểm tra gồm các quận: Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai.
5 đơn vị nằm trong danh sách kiểm tra quản lý nhà nước vận hành nhà chung cư gồm các quận: Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai

Đoàn kiểm tra do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn làm Trưởng đoàn. Các Phó trưởng đoàn và thành viên gồm lãnh đạo các sở, ngành: Xây dựng, Công an, Thanh tra, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Ban Nội chính Thành ủy.

Danh sách kiểm tra bao gồm các quận: Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Mai.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong số 132 chung cư đưa vào sử dụng chỉ có 93 chung cư đã thành lập Ban quản trị, số còn lại do xây dựng trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2005, không có kinh phí bảo trì nên cư dân không muốn thành lập Ban quản trị.

Đối với hơn 800 nhà chung cư đưa vào sử dụng sau ngày 1/7/2006, hiện có 567 nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị, nhưng chỉ có 414 nhà chung cư đã bàn giao kinh phí bảo trì 2% cho Ban quản trị.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hơn 930 nhà chung cư đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; trong đó, có 132 nhà chung cư đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 và hơn 800 nhà chung cư đưa vào sử dụng sau thời điểm này.

Thời gian qua, các cấp, ngành ở Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, vận hành nhà chung cư, song trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc trong cư dân.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, những vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân không chỉ riêng về quỹ bảo trì mà còn nhiều vấn đề khác như: chậm bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, tranh chấp diện tích sử dụng chung, chậm bảo hành, tranh chấp phần diện tích chung - riêng, an toàn phòng cháy, chữa cháy…; trong đó, những sai phạm về quy hoạch và xây dựng là phổ biến nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...