Hà Nội tiếp tục tăng số lượng dự án FDI mới trong tháng 3

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 3, thành phố Hà Nội có 34 dự án FDI mới được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 30,5 triệu USD.
Hà Nội tiếp tục tăng số lượng dự án FDI mới trong tháng 3

Trong đó có 29 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 05 dự án liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, có 9 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn bổ sung đạt 47,8 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 8,2 triệu USD.

Lũy kế quý I/2021, tổng vốn đăng ký của các dự án FDI cấp phép mới và bổ sung vốn đạt 101,5 triệu USD, trong đó 49,8 triệu USD của 69 dự án cấp phép mới và 51,7 triệu USD của 22 dự án bổ sung vốn đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp quý I/2021 đạt 50,7 triệu USD.

Tính chung 3 tháng đầu năm nay, Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 101,5 triệu USD, trong đó: 69 dự án cấp phép mới vốn 49,8 triệu USD, 22 dự án bổ sung vốn 51,7 triệu USD, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần 50,7 triệu USD. Thu hút 20 dự án đầu tư vốn trong nước (bao gồm dự án mới và tăng vốn), tổng số vốn 3.241 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.622 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 23.610 tỷ đồng (giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 7% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020), thực hiện thủ tục giải thể cho 335 doanh nghiệp (tăng 82% so với cùng kỳ), 679 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 89% so với cùng kỳ). Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 308.677 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 765 doanh nghiệp (tăng 212% so với cùng kỳ).

Xem thêm

Hà Nội cấp phép cho 49 dự án FDI mới trong 1 tháng

Hà Nội cấp phép cho 49 dự án FDI mới trong 1 tháng

Trong tháng 7 vừa qua, Hà Nội có 49 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 35 triệu USD, trong đó có 41 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 8 dự án liên doanh, liên kết.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.