Hải Phòng dự kiến xây dựng trung tâm thương mại, tài chính quốc tế tại Hải An, Dương Kinh

Theo quy hoạch, Hải Phòng sắp tới sẽ có trung tâm thương mại, tài chính quốc tế tại Hải An, Dương Kinh, trung tâm đô thị lịch sử và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm, đô thị sân bay Tiên Lãng…
hải phòng
Hải Phòng sắp tới sẽ có trung tâm thương mại, tài chính quốc tế tại Hải An, Dương Kinh. Ảnh minh họa

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 323/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Về phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính thành phố Hải Phòng với tổng diện tích theo thống kê quốc gia đến năm 2020 khoảng 1.526,52km2.

Tầm nhìn đến năm 2045 - 2050, Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước, có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững, trọng điểm dịch vụ logistics và du lịch và là trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển.

Về mô hình không gian đô thị, Hải Phòng sẽ phát triển mô hình “đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh".

Cụ thể, 3 trung tâm chính gồm trung tâm đô thị lịch sử và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; trung tâm thương mại, tài chính quốc tế ở Hải An và Dương Kinh; đô thị sân bay Tiên Lãng và các đô thị vệ tinh gồm các đô thị trong vùng sinh thái biển, nông nghiệp, nông thôn.

Đối với định hướng phát triển vùng không gian ven biển, thành phố ưu tiên phát triển các chức năng cảng, dịch vụ cảng, khai thác cải tạo luồng lạch, hệ thống đường dây đường ống kỹ thuật, không gian du lịch, vui chơi giải trí và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn. 

Còn định hướng phát triển hạ tầng đô thị thông minh, Hải Phòng sẽ xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng thông tin băng thông rộng, tạo nền tảng cốt lõi phát triển đô thị thông minh.

Về định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, thành phố sẽ đề xuất điều chỉnh ranh giới khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải để bổ sung đất phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng tại Tràng Duệ 3, Lạch Huyện, Bến Rừng 2, Tam Hưng - Ngũ Lão, đảo Cái Tráp.

Được biết, đến năm 2030 dân số Hải Phòng khoảng 2,8 - 3 triệu người, dân số đô thị khoảng 2 - 2,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 74 - 76%; dân số đến năm 2040 khoảng 3,9 - 4,7 triệu người, dân số đô thị khoảng 3,2 - 4 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 80-86%.

Cũng đến thời gian trên, diện tích đất xây dựng đô thị của Hải Phòng khoảng 52.500 - 53.500 ha. Đến năm 2040, diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 72.000 - 73.000 ha.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.