Hải quân Anh ứng dụng công nghệ AI trong đánh chặn tên lửa chống tàu siêu âm

Theo thông cáo báo chí của Hải quân Hoàng gia Anh, các chiến hạm của quốc gia này lần lần đầu tiên thử nghiệm sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho hệ thống phóng không trên biển, ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa, bao gồm tên lửa siêu âm.

Phần mềm tiên tiến này đang được Hải quân Anh thử nghiệm trên biển chống lại tên lửa đạn thật trong cuộc diễn tập hải quân ngoài khơi bờ biển Scotland và Na Uy.

Với sự tham gia của hơn 3.000 quân nhân, cuộc diễn tập Form Does Shield kiểm tra khả năng của các tàu chiến NATO trong kỹ năng phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đang bay tới, từ tên lửa hành trình lướt sóng trên biển với tốc độ gấp đôi âm thanh, cho đến tên lửa đạn đạo.

Hải quân NATO tham gia cuộc diễn tập Form Does Shield

Ba chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh, tàu khu trục HMS Dragon và hai tàu khu trục nhỏ Lancaster và Argyll tham gia cuộc diễn tập, kéo dài đến đầu tháng 6.

Hai khu trục hạm HMS Lancaster và Dragon đồng thử nghiệm những ứng dụng Trí tuệ nhân tạo và Máy học, những công nghệ tương lai của phòng không trên biển.

Các chuyên gia từ phòng thí nghiệm quốc phòng Dstl của Chính phủ và các đối tác công nghiệp từ Roke, CGI và BAE Systems sử dụng cuộc diễn tập kéo dài ba tuần để thử nghiệm các hệ thống 'Startle' và 'Sycoiea'.

Startle được thiết kế nhằm giảm bớt áp lực cho các thủy thủ, theo dõi không gian chiến trường trong phòng điều hành tác chiến bằng giải pháp đưa ra các khuyến nghị và cảnh báo theo thời gian thực.

Sycoiea cũng phát triển dựa trên ý tưởng này và là phần mềm tự động hóa Đánh giá Vũ khí đe dọa Lực lượng và Phương tiện (Platform and Force Threat Evaluation Weapon), cho phép các thành viên phòng tác chiến nhanh chóng xác định tên lửa đang tiến công, quỹ đạo bay, tốc độ và cung cấp đề xuất về loại vũ khí tốt nhất để đối phó với nguy cơ, nhanh hơn cả trắc thủ kinh nghiệm nhất.

Trắc thủ Sean Brooks trên chiến hạm HMS Lancaster rất ấn tượng với phần mềm này. "Tôi có thể xác định các tên lửa nhanh hơn bình thường và thậm chí còn vượt trước phòng tác chiến!" anh nói.

HMS Lancaster, HMS Dragon và HMS Argyll ngoài khơi bờ biển Scotland. Ảnh Hải quân Hoàng gia Anh.
HMS Lancaster, HMS Dragon và HMS Argyll ngoài khơi bờ biển Scotland. Ảnh Hải quân Hoàng gia Anh.

Hải quân Anh đã tiến hành các thử nghiệm mô phỏng với AI trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên AI được thử nghiệm với tên lửa thật, trung úy Hải quân Adam Leveridge, Sĩ quan Kỹ thuật Vũ khí của Lancaster cho biết.

“Việc sử dụng phần mềm Startle và Sycoiea tăng cường khả năng chiến đấu của quân nhân trong thời gian thực chống lại mối đe dọa tên lửa siêu thanh, kết quả thực sự ấn tượng – bước đầu tiên về tương lai tự động hóa các loại vũ khí.”

Alasdair Gilchrist, giám đốc chương trình của Dstl cho biết, Anh tiếp tục đầu tư công nghệ vào những hệ thống chiến đấu trên các chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh để đảm bảo những chiến hạm này đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của chiến tranh hiện đại.

Ông nói: “Ứng dụng AI trên chiến hạm là một thành tựu to lớn, chúng tôi có thể chứng minh AI hoạt động hiệu quả trong phòng thí nghiệm, nhưng các sĩ quan Hải quân thừa nhận hiệu quả tác chiến của AI là điều thực sự tuyệt vời.

Sĩ quan chỉ huy chiến hạm Lancaster Will Blackett cho biết: cuộc diễn tập  Formidable Shield có sự tham gia của các loại phương tiện và công nghệ mới nhất như các máy bay không người lái mới nhất, hệ thống tên lửa tiên tiến và hệ thống cảm biến mới ứng dụng công nghệ hiện đại, sự có mặt của các nhà khoa học và kỹ thuật khiến cuộc diễn tập trở thành một trải nghiệm vô cùng hiệu quả cả cho nhà sản xuất và lính thủy, những người khai thác sử dụng trong tương lai.

Trong khi các chiến hạm Lancaster và Dragon thử nghiệm khai thác công nghệ tiên tiến nhất đối với Hạm đội, Argyll (chiến hạm đầu tiên của Hải quân được trang bị tên lửa phòng không Sea Ceptor) thử nghiệm khai thác sử dụng phần mềm công nghệ AI và phát triển những chiến thuật để khai thác triệt để những tính năng kỹ chiến thuật của radar Artisan và hệ thống tên lửa phòng không Sea Ceptor.

“Đây là một hệ thống vũ khí trang thiết bị tiên tiến nhất, cuộc diễn tập là cơ hội kiểm tra năng lực tác chiến của đơn vị và hệ thống phòng không trong nhiệm vụ các mục tiêu đạn đạo và tên lửa hành trình siêu âm thực tế trên biển”, Trung úy Richard Dobson, Sĩ quan Tác chiến chính của HMS Argyll cho biết.

“Cuộc diễn tập xây dựng niềm tin cho thủy thủ đoàn, giúp vượt qua những giới hạn kỹ thuật của các hệ thống và cho phép Hải quân phát triển các chiến thuật phòng thủ tên lửa trong tương lai”.

Ngoài bài tập huấn luyện đánh chặn các tên lửa chống tàu, các chiến hạm Hải quân Hoàng gia Anh cũng thục luyện kỹ năng hải trình, cơ động gần nhau và tiến hành thục luyện các kỹ năng chuyển trạng thái, cất cánh và hạ cánh của trực thăng Wildcat.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...