Hamas tiếp tục ồ ạt phóng tên lửa vào Israel

Ngày 13/5, Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam, lực lượng vũ trang của Phong trào Hamas, thông báo đã phóng tên lửa không điều khiển tấn công sân bay quốc tế Ramon ở miền nam Israel.

Abu Ubaida, phát ngôn viên của lực lượng Hồi giáo Palestine trong một tuyên bố cho biết, nhóm Hamas, sử dụng tên lửa hạng nặng có tên “Ayyash-250” tấn công sân bay Israel, cách thành phố Gaza 220 km.

Tên lửa mới được đặt theo tên của Yahya Ayyash, lãnh đạo bộ phận chế tạo bom của Hamas và là thủ lĩnh lãnh đạo tiểu đoàn vũ trang Bờ Tây thuộc Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam, bị Israel ám sát năm 1996.

Theo phát ngôn viên Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam, tên lửa mới có tầm bắn hơn 250 km và được trang bị đầu đạn nổ phá hạng nặng.

”Chúng tôi đưa tên lửa Ayyash-250 vào biên chế và tuyên bố: các sân bay và mọi điểm nhạy cảm từ phía bắc của vùng Palestine đến phía nam đều nằm trong tầm bắn của tên lửa của chúng tôi, đây là vũ khí răn đe ngăn chặn tiếp theo bay trên bầu trời Palestine, nhằm tới mọi mục tiêu mà chúng tôi xác định và quyết định tiêu diệt".

Các nguồn tin Israel khẳng định, tên lửa đã rơi xuống khu vực lân cận sân bay quốc tế Ramon và không gây ra tổn thất. Nhưng sân bay đã bị đóng cửa.

Vài phút sau cuộc tấn công vào Ramon, Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam tiếp tục phóng rocket vào thủ đô Tel Aviv của Israel, các thị trấn Beersheba và Netivot và các căn cứ quân sự ở Tel Nof và Nevatim.

Lực lượng Hamas ồ ạt phóng tên lửa vào Israel

Tên lửa rơi vào ngoại vi khu dân cư ở Israel

Hệ thống Iron Dome đánh chặn tên lửa của Hamas

Tên lửa Iron Dome rơi do lỗi kỹ thuật

Hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome) đánh chặn được một số tên lửa. Nhưng trên khu vực miền nam Israel, hệ thống phòng không xuất hiện lỗi kỹ thuật, không phóng được tên lửa.

Khi trận chiến bùng nổ ở Gaza ngày 10/5, lực lượng Hồi giáo thánh chiến Palestine phóng hàng trăm tên lửa, khiến 5 người dân thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương ở Israel. Những cuộc tấn công bằng tên lửa có khả năng sẽ không dừng lại trong vài ngày tới, phía Israel tuyên bố không đàm phán và từ chối các lệnh ngừng bắn.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...