Hàng loạt doanh nghiệp nghìn tỷ Hà Nội sẽ cổ phần hóa

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC, Tổng công ty Handico, Tổng công ty Hapro,... là những doanh nghiệp có hàng nghìn tỷ đồng vốn nhà nước của Hà Nộ
Hàng loạt doanh nghiệp nghìn tỷ Hà Nội sẽ cổ phần hóa

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC, Tổng công ty Handico, Tổng công ty Hapro,... là những doanh nghiệp có hàng nghìn tỷ đồng vốn nhà nước của Hà Nội sẽ phải cổ phần hóa trong thời gian tới.Theo Sở Tài chính Hà Nội, giai đoạn 2016-2020, thành phố cổ phần hóa 16 doanh nghiệp (DN) nhà nước, gồm 5 tổng công ty, 4 công ty mẹ và 7 công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND thành phố.Những cái tên lớn phải cổ phần hóa đợt này là các Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội - Handico, Vận tải Hà Nội - Transerco, Thương mại Hà Nội - Hapro và Du lịch Hà Nội. Các công ty mẹ là Công ty TNHH MTV có: Chiếu sáng và Thiết bị đô thị, Nước sạch Hà Nội, Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội, Môi trường đô thị Hà Nội.Đáng lưu ý, trong số 16 DN cổ phần hóa, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội có số vốn chủ sở hữu lớn nhất, khoảng 4.000 tỷ đồng, tính đến thời điểm cuối năm 2015. Trong khi đó, UDIC cũng có số vốn chủ sở hữu khoảng 2.718 tỷ đồng, Tổng công ty Handico có hơn 2.000 tỷ đồng, Tổng công ty Hapro có 1.372 tỷ đồng…Vì vậy, ngoài nguyên tắc nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối tại lĩnh vực cần thiết, huy động các nguồn vốn xã hội để đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng sức cạnh tranh… thì nguyên tắc công khai, minh bạch tình hình tài chính, tỷ lệ cổ phần để tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng rất quan trọng.Ngoài DN cổ phần hóa, cũng trong giai đoạn này thành phố có kế hoạch thoái vốn tại 96 DN, với giá trị vốn theo sổ sách là 3.583 tỷ đồng. Trong đó, Dệt 19/5, Giầy Thượng Đình, Giày Thụy Khuê, Xích líp Đông Anh, Kim khí Thăng Long, Hanel... là những doanh nghiệp có thương hiệu nằm trong kế hoạch thoái vốn Nhà nước của UBND thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2020.Trước đó, giai đoạn 2011-2015, UBND TP Hà Nội đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 51 DN, tổng giá trị thực hiện theo sổ sách là 780 tỷ đồng nhưng giá trị thực tế bán được lên tới 1.654 tỷ đồng, chênh lệch tăng thêm gấp đôi. Không có DN thoái vốn dưới mệnh giá, kết quả thu được có thặng dư.

Quang Minh/Viettimes

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…