Hàng loạt giải pháp tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản đang được các bộ, ngành, địa phương triển khai trong vài tháng qua. Nghị quyết vừa được Chính phủ ban hành mới đây cũng tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải tính toán để khơi thông dòng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Dòng vốn đang được khơi thông
Cụ thể, ngày 16/2, Agribank thông báo lãi suất cho vay có thể được điều chỉnh giảm tối đa 3%/năm so với mức đang áp dụng. VietinBank cũng công bố dành gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 7%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới phát triển hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2023… Danh sách các ngân hàng “hạ nhiệt” lãi suất đang tiếp tục dài thêm, giúp thị trường cải thiện thanh khoản.
Cùng với đó, cũng phải kể tới dòng tiền dồi dào từ lượng kiều hối được chuyển về trong nước từ trước Tết. Cụ thể, năm ngoái, kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5%. Đáng nói là khoảng 25% số tiền này được đổ vào thị trường bất động sản, giúp lượng giao dịch tăng mạnh trong thời gian qua.
Triển vọng thị trường hồi phục còn đến từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Việt Nam đã được hơn 200 đại diện cấp cao của các công ty đầu tư hàng đầu bình chọn là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất, nhì trong nhóm các thị trường mới nổi; đồng thời lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, bất động sản là một trong những “thỏi nam châm” hút dòng tiền lớn nhất, với khoảng 4,45 tỉ USD vào năm ngoái.
Nhu cầu nhà ở thực thúc đẩy lực cầu của thị trường
Rất nhiều khách hàng đã được hưởng lợi khi dòng vốn được khơi thông và niềm tin thị trường được phục hồi. Nhờ đó, thanh khoản cũng tăng vọt trở lại so với giai đoạn cuối năm 2022.
“Tôi tích cóp đủ số tiền cần chuẩn bị rồi nhưng vẫn cần thêm các “đòn bẩy” tài chính. Gửi hồ sơ vay vốn từ cuối năm ngoái, nhưng không tiếp cận được dòng tiền vì ngân hàng không còn “room tín dụng”. Nay thì mọi chuyện đều đã được giải quyết, tôi sẽ là cư dân mới của phía Đông thành phố vào cuối năm nay”, chị Mỹ Lệ (Quận 5, TP.HCM) chia sẻ sau khi vừa được ngân hàng “kích hoạt” khoản vay sau một thời gian dài phải trì hoãn.
Theo anh Thanh Tùng – chuyên viên môi giới một đại lý bất động sản, thời gian qua, các giao dịch nhà ở đã “quay đầu” tăng trở lại, chủ yếu được thực hiện bởi những người có nhu cầu ở thực và sẵn dòng tiền. Việc ngân hàng “nới” chính sách tín dụng đang giúp lực cầu tăng trưởng, từ đó tạo cú hích cho cả thị trường.
“Người mua nhà tới đây sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi dòng vốn cho vay dồi dào hơn, lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của một giai đoạn khó khăn kéo dài, tâm lý thận trọng vẫn còn tồn tại, người mua nhà cũng sẽ đưa ra khá nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong việc chọn dự án. Về mặt tổng thể, phía Đông TP.HCM đang là khu vực “đắt khách” nhất hiện nay”, anh Tùng phân tích.
Phía Đông TP.HCM sôi động bởi là nơi tập trung hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm lớn nhất của cả nước, tạo liên kết cho "tam giác vàng" TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu hay rộng hơn là cả vùng Đông Nam bộ. Đáng chú ý là dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 làn xe, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết và tới đây sẽ có thêm tuyến vành đai 3. Ngay trong năm nay, 2 dự án giao thông quan trọng khác là cầu Vàm Cái Sứt và dự án Hương lộ 2 giai đoạn 1 dự kiến sẽ về đích… Đây là bệ phóng đầy triển vọng cho thị trường bất động sản.
Sức hấp dẫn của khu Đông còn liên tục gia tăng bởi sự tập trung hạ tầng xã hội, đáp ứng các nhu cầu về giáo dục, y tế, văn hóa của người dân. Trong đó, điểm nhấn là mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học với mật độ tập trung cao nhất thành phố, điển hình là Đại học Quốc gia TP.HCM (gồm 7 đại học thành viên), Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Nông lâm, Đại học Văn hoá, Đại học Việt Đức, Đại học Fulbright,…
Các đại đô thị phía Đông TP.HCM luôn dẫn đầu trong danh sách tìm kiếm của các khách hàng có nhu cầu ở thực còn bởi sự vượt trội về cảnh quan, môi trường sống. Nhờ ưu thế quỹ đất rộng lớn, các chủ đầu tư có điều kiện thực hiện các quy hoạch đồng bộ, tạo nên những “thành phố trong thành phố”.
Ví dụ điển hình là tại Vinhomes Grand Park, mật độ xây dựng chỉ khoảng 22,5%, phần lớn diện tích còn lại là để dành cho cây xanh, hồ nước tạo không gian thoáng đãng, yên bình. Cùng với đó là hệ thống tiện ích đẳng cấp như ở các resort 5 sao mang tới chất sống nghỉ dưỡng đắt giá suốt 365 ngày trong năm. Đây chính là “thỏi nam châm” hút dòng dịch chuyển dân cư đổ về, tạo đà phục hồi mạnh mẽ cho thị trường bất động sản ngay trong năm 2023.