HĐND tỉnh Khánh Hoà được uỷ quyền chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 1.000ha

HĐND tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng uỷ quyền thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 1.000ha.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 23/2022/QĐ-TTg ngày 18/11/2022 của Thủ tướng quy định thí điểm về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng ủy quyền cho HĐND tỉnh Khánh Hoà tại Nghị quyết số 55/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3.

Theo đó, Thủ tướng ủy quyền cho HĐND tỉnh Khánh Hoà thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 1.000ha theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội khoá XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Đối với dự án đầu tư, dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng có đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng là một nội dung trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) lấy ý kiến thẩm định của UBND tỉnh Khánh Hòa về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, tổng hợp trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

HĐND tỉnh Khánh Hoà

HĐND tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng ủy quyền chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 1.000ha.

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quyết định nêu rõ, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 1 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ gồm: bản chính văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bản chính báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

Ngoài ra, trong hồ sơ gồm tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án là một trong các tài liệu sau: Bản chính đánh giá sơ bộ tác động môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản sao giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về đầu tư; Bản chính báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng), loài cây trồng.

Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thì hình thức hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, UBND cấp huyện, cấp xã nơi có rừng thực hiện niêm yết công khai việc chuyển mục đích sử dụng rừng tại trụ sở UBND xã nơi có rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng, thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày làm việc; lấy ý kiến của chủ rừng, cộng đồng dân cư nơi có rừng. 

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lấy ý kiến của chủ rừng và cộng đồng dân cư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, UBND tỉnh Khánh Hòa tổng hợp, trình HĐND tỉnh Khánh Hòa xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

HĐND tỉnh Khánh Hoà xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của HĐND tỉnh Khánh Hòa.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…