Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Thủ tướng về kiểm tra chuyên ngành

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có văn bản báo cáo tới Chính phủ và Bộ công thương về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017, đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị tới Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương
Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Thủ tướng về kiểm tra chuyên ngành

Theo VITAS, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 của ngành ước tính đạt 14,1 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016, thị trường chủ yếu là Mỹ chiếm 41%, EU chiếm 12%, Nhật Bản chiếm 10%, Hàn Quốc chiếm 7,2%. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 9,5 tỷ USD, trong đó phần NPL nhập khẩu phục vụ xuất khẩu là 7,65 tỷ USD. Như vậy, thặng dư thương mại của dệt may Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt 6,64 tỷ USD, tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2016.

Tuy nhiên, VITAS cho rằng hiện nay ngành vẫn gặp một số khó khăn kéo dài, hoặc tháo gỡ không được triệt để nên kiến nghị Chính phủ tiếp tục giải quyết. Cụ thể:

Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định điều kiện cho phép nhập khẩu máy in để in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu là “chủ Doanh nghiệp phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên về ngành in hoặc được Bộ TTTT cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”.

Đề nghị Bộ công thương nghiên cứu bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0 – 2% đối với xơ polyester (mã HS:5503.20.00). Bên cạnh đó, VITAS cũng đề nghị Bộ Tài chính  để các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước sản xuất hàng xuất khẩu không phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) để khuyến khích sử dụng vải sản xuất trong nước nhằm bình đẳng với vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu.

VITAS cũng đề nghị Bộ công thương nghiên cứu sửa đổi Thông tư 49/2015/TT-BCT theo hướng bỏ quy định khi sản xuất hoặc gia công XNK quân trang, quân phục cho nước ngoài phải “xác định về đơn vị/cơ qua/tổ chức sử dụng cuối cùng của sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam. Đây là quy định mà khách hàng nước ngoài đặt gia công quân trang, quân phục cho rằng họ khó có thể đáp ứng.

Liên quan đến kiểm dịch động vật, VITAS cũng đề nghị Bộ NNPTNT sửa đổi thông tin 25/2016/TT-BNNPTNT, cụ thể với mặt hàng lông vũ, lông gia cầm (đã qua xử lý), lông gấu, lông cáo (không thuộc danh mục CITESS) có đẩy đủ kiểm dịch động vật và C/O từ phía khách hàng đề nghị bỏ kiểm dịch, hun trùng khi nhập khẩu về Việt Nam.

Ngoài ra, VITAS kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo UBND TP Hải Phòng sớm thực hiện Công văn số 5036 về thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Hải Phòng rà soát, tính toán lại cho hợp lý, giảm phí cảng biển phù hợp sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Trước những kiến nghị này, Văn phòng Chính phủ vừa gửi văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Định Huệ đến các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trả lời hiệp hội và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...