Hiệp hội Vận tải ô tô đề xuất loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải

Sáng ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Hiệp hội Vận tải ô tô đề xuất loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải

Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn và chào mừng các đại biểu tham dự Hội nghị để cùng nhau chia sẻ và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh trong nước, quốc tế và diễn biến dịch bệnh hiện nay đòi hỏi tất cả chúng ta đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn nữa, đã cố gắng rồi phải cố gắng nhiều hơn nữa.

“Chính phủ cảm ơn các doanh nhân, doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp trong thời gian qua. Chính phủ rất quan tâm, chia sẻ và luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân khi gặp khó khăn. Đây là thời điểm ‘lửa thử vàng- gian nan thử sức’, ‘chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo’ để vượt qua khó khăn, dự báo, nắm bắt cơ hội để phát triển doanh nghiệp và góp phần phát triển đất nước với tầm nhìn xa, trông rộng, gắn với dự báo tình hình trong thời gian tới. Trong thời gian qua, tôi đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp bằng bản lĩnh, trí tuệ vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh, không đứt gãy chuỗi sản xuất, bảo đảm cuộc sống của người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế những năm qua và 7 tháng đầu năm 2021. Nhưng tôi cũng rất chia sẻ, thấu hiểu với nhiều lĩnh vực kinh doanh dù nỗ lực đến đâu cũng không tránh được sự thua lỗ, thậm chí phá sản nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của nhân dân, đặc biệt là các ngành hàng không, du lịch...”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị, Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị, Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại hội nghị, ông Nguyễn Công Hùng Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kính trình Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị như sau: Về vướng mắc của doanh nghiệp tại các địa phương trong công tác phòng chống covid-19, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Hiện nay hoạt động vận tải hàng hóa phục vụ phòng chống dịch và phát triển kinh tế đã được thủ tướng Chính phủ và Bộ giao thông vận tải quan tâm chỉ đạo giải quyết rất quyết liệt trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn có tình trạng một số nơi bị ách tắc, lưu thông bị gián đoạn do có nhiều trạm kiểm soát trên đường làm giảm hiệu quả của công tác vận tải, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho đội ngũ lái xe.

Để giải quyết những khó khăn về lưu thông hàng hóa hiện nay, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam xin kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng, với Chính phủ: Thứ nhất, để không đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, để duy trì được sản xuất, kinh doanh trong dịch bệnh, thì một điều kiện tiên quyết là phải giữ được lưu thông hàng hóa. Thứ hai, để bảo đảm an toàn dịch bệnh trong lưu thông hàng hóa, thì vấn đề là quản lý, kiểm soát con người, chứ không phải quản lý, kiểm soát hàng hóa, vì con người mới là chủ thể chủ yếu lây nhiễm bệnh.

Từ những lý do trên kiến nghị bốn nội dung cụ thể như sau:

- Khi một tỉnh, thành phố công bố thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng hoặc các biện pháp phòng chống dịch cao hơn, cần phải đảm bảo lưu thông cho phương tiện vận tải trên các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh đó. Thông qua biện pháp phân luồng từ xa hoặc cho xe đi theo đường vành đai để lưu thông không bị ách tắc.

- Việc kiểm soát phương tiện trên đường cần phải có những nguyên tắc và phối hợp thống nhất giữa các địa phương, cần áp dụng công nghệ để giảm thiểu tới mức thấp nhất số lượng phương tiện phải dừng, thời gian một lần dừng: Phương tiện đi ra từ vùng dịch thì kiểm tra tại gốc, khi kiểm tra xong nhập dữ liệu vào hệ thống để các trạm khác không kiểm tra nữa.

- Cần phải đồng bộ trong việc thực hiện những quy định của các Bộ, Ngành. Tránh tình trạng như vừa qua là Bộ Y tế đã có quy định đối với lái xe thì giấy chứng nhận xét nghiệm theo phương pháp Test nhanh hay PCR đều được chấp nhận, nhưng một số địa phương vẫn chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm PCR.

- Đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo cho lực lượng lái xe, phụ xe được ưu tiên tiêm vắc xin theo Nghị quyết 21 của Chính phủ để phòng ngừa và giảm bớt chi phí xét nghiệm cho lái xe và doanh nghiệp vận tải.

Doanh nghiệp vận tải đang gặp khó khăn rất lớn do ảnh hưởng của đại dịch
Doanh nghiệp vận tải đang gặp khó khăn rất lớn do ảnh hưởng của đại dịch

Ngoài ra, về các vướng mắc của doanh nghiệp vận tải liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Công Hùng Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng: : Tại khoản 7, điều 4, Thông tư 03 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ “Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ”;

Khoản 8, điều 4 quy định: “Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện đến 31/12/2021”.

Trong thực tế đại dịch covid đã qua 18 tháng, khi ban hành Thông tư 03 tại thời điểm tháng 4/2021 Ngân hàng nhà nước chưa lường được dịch covid lần 4 nghiêm trọng như hiện nay nên đã quy định thời hạn cơ cấu nợ không vượt quá 12 tháng là không thực tế, với quy định này nhiều doanh nghiệp không thể cơ cấu lại được các khoản nợ, đã khó khăn lại chồng chất khó khăn không đủ điều kiện để tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Chính phủ.

Diễn biến covid có nhiều biến đổi phức tạp có thể kéo dài sang năm 2022 các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn do vậy Hiệp hội kiến nghị: Sửa khoản 7, điều 4, Thông tư 03 như sau: “Thời gian cơ cấu lại trong trường hợp kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ không vượt quá 36 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay (thời điểm khách hàng phải trả hết toàn bộ nợ gốc và lãi theo hợp đồng đã ký)”.

Hai là: Đề nghị bỏ khoản 8, điều 4, Thông tư 03 “việc thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng thực hiện đến 31/12.”, Vì đây là một vấn để bất cập trong tình hình dịch bệnh hiện nay doanh nghiệp không thể trả nợ trước 31/12/2021 theo quy định thông tư 03. Do doanh nghiệp vừa trải qua gần 2 năm đầy khó khăn không thể có ngay dòng tiền một lúc để trả nợ cho toàn bộ khoản vay được cơ cấu trong lúc dịch bệnh doanh thu giảm 80% quy định như vậy gây vướng cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng có muốn cứu doanh nghiệp cũng ko có đủ cơ sở.

Ba là: Việc chỉ cơ cấu các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/06/2020 theo Thông tư 03 cũng không còn phù hợp nữa. Đề nghị Ngân hàng nhà nước cho phép các khoản nợ phát sinh trước ngày 01/05/2021 cũng được cơ cấu nợ.

Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn tài chính cho doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ thực hiện cấp bù lãi suất cho các Ngân hàng thương mại để các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất vay cho doanh nghiệp với mức giảm từ 3%/ năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…