Hòa Phát chốt phát hành hơn 1,34 tỷ cổ phiếu và chi hơn 2.236 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (Mã chứng khoán: HPG) vừa ban hành nghị quyết thông qua việc triển khai phương án chi tiết chi trả cổ tức năm 2021. Theo đó, Hòa Phát sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 30% và chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 5%.

Đối với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến sẽ phát hành hơn 1,34 tỷ cổ phiếu với giá trị phát hành hơn 13.418 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 3 cổ phiếu phát hành thêm. Thời gian thực hiện trong tháng 6 – 8/2022 và sau khi được chấp thuận tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Đối với cổ tức bằng tiền mặt, Hòa Phát dự chi hơn 2.236 tỷ đồng để trả cổ tức. Thời gian thực hiện chi trả trong tháng 6 – 8/2022.

Tại ĐHCĐ thường niên của Hòa Phát mới đây, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cao, tiền mặt thấp khiến một số cổ đông bức xúc. Tuy nhiên, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát cho biết: Mặc dù Hòa Phát đang có lượng tiền mặt rất lớn lên đến 46.000 tỷ đồng nhưng bắt buộc phải có 20.000 - 30.000 tỷ đồng là "tiền lỏng" (tức tiền không được hoạt động) luôn sẵn sàng để đảm bảo khả năng thanh toán. Số tiền này không được phép dùng kinh doanh, không dùng vào việc gì.

"Hòa Phát xem xét công bố dự án Dung Quất 3 nên nhu cầu vốn rất cao. Đó là lý do Hòa Phát chỉ chia cổ tức bằng tiền mặt chỉ 5%, không thể chia 10% được", Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ.

Ông cũng cho biết: Dự án Dung Quất 2 đang triển khai cần số vốn rất lớn 70.000 tỷ đồng và doanh nghiệp vay được ngân hàng 35.000 tỷ đồng đã là mức kỷ lục tại thị trường ngân hàng Việt Nam. Đây là dự án sẽ đưa sản lượng của Hòa Phát lên 14,5 triệu tấn so với mức khoảng 8,5 triệu tấn thép hiện nay.

Năm 2022, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 160.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 25.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Con số này tăng trưởng gần 7% về mặt doanh thu nhưng giảm từ 13% đến 28% về lợi nhuận so với kết quả đạt được năm 2021.

Xem thêm

Giải mã "cơn sốt" cổ phiếu HPG

Giải mã "cơn sốt" cổ phiếu HPG

Cổ phiếu HPG bật tăng mạnh mẽ kể từ đầu tháng 4 tới nay đã đưa "vua thép" Trần Đình Long quay trở lại đường đua tỷ phú USD của Forbes sau 2 năm "rớt đài". Điều gì đã làm nên kỳ tích của HPG trong bối cảnh ngành thép vẫn còn nhiều khó khăn?

Có thể bạn quan tâm

Nasdaq và S&P 500 giảm do sức ép từ ngành công nghệ

Nasdaq và S&P 500 giảm do sức ép từ ngành công nghệ

Chỉ số Nasdaq và S&P 500 đồng loạt giảm điểm do sự suy yếu của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi chỉ số Dow Jones tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường đang biến động mạnh với thanh khoản bị thu hẹp…

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Từ ngày 1/7, hàng loạt công ty chứng khoán điều chỉnh tăng phí dịch vụ do nhiều loại hình giao dịch bắt đầu chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo quy định mới, khiến nhà đầu tư đối mặt với chi phí cao hơn khi tham gia thị trường...

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

S&P 500 và Nasdaq thiết lập mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại và đánh dấu quý tăng trưởng mạnh nhất trong hơn một năm nhờ sự lạc quan về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất…

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Sau cú tăng tốc ấn tượng của cổ phiếu MSN, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chính thức trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes với tài sản ước tính 1,1 tỷ USD, đánh dấu màn tái xuất ngoạn mục sau nhiều lần "ra vào" bảng xếp hạng...