Giao dịch dự kiến thực hiện từ 18/2 đến 19/3/2022. Mục đích bán ra là phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận
Nếu giao dịch diễn ra trọn vẹn, tỷ lệ sở hữu của ông tại HPG sẽ giảm từ 1,89% (gần 85 triệu cp) xuống còn 1,87% (gần 84 triệu cp).
Trên thị trường, cổ phiếu HPG chốt phiên ngày 15/2 ở mức giá 46.000 đồng/cp. Tạm tính theo giá này, ông Quang có thể thu về 46 tỷ đồng cho giao dịch bán cổ phiếu HPG.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế cả năm 2021, Hòa Phát đạt 149.680 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 66%; lãi sau thuế đạt kỷ lục 34.520 tỷ đồng tăng 156% so với năm 2020.
Trong cơ cấu lợi nhuận sau thuế theo mảng kinh doanh, mảng thép ghi nhận 15.077 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước; mảng nông nghiệp lỗ 98 tỷ, giảm so với mức lãi 380 tỷ quý IV/2020; bất động sản lãi 190,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận mảng thép nếu tính loại trừ, chẳng hạn như sử dụng HRC để sản xuất các sản phẩm khác, thì lợi nhuận mảng này sẽ tăng do lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với cùng kỳ dù nhiều chi phí cao hơn.
Tại ngày 31/12/2021, Tập đoàn ghi nhận 178.235 tỷ đồng tổng tài sản, tăng thêm 46.724 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, riêng hàng tồn kho tăng thêm 15.847 tỷ đồng lên 42.134 tỷ đồng, chiếm 23,6% tổng tài sản. Hòa Phát trích lập dự phòng 235,5 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho, tăng so với mức 86,5 tỷ đầu năm và 65,8 tỷ quý III/2021.
Tổng tài sản tăng lên trong khi nợ phải trả giảm xuống 87.456 tỷ đồng, tỷ trọng của nợ trong cơ cấu nguồn vốn giảm còn 49%, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2019 trở lại đây.
Vốn chủ sở hữu của Hòa Phát tại ngày cuối năm ngoái là 90.780 tỷ đồng, cao chưa từng thấy từ trước đến nay và chiếm 51% tổng nguồn vốn. Đây là lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018, vốn chủ của Hòa Phát vượt lên trên nợ phải trả.