Hơn 105.000 tỷ đồng vốn đầu tư cam kết đổ vào Lạng Sơn

Tỉnh Lạng Sơn đã trao quyết định chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư cho 102 dự án với tổng vốn đầu tư 105.610 tỷ đồng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019 diễn ra ngày 30/9 tại thành phố Lạng Sơn.
Hơn 105.000 tỷ đồng vốn đầu tư cam kết đổ vào Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng hơn 500 đại biểu, doanh nghiệp và nhà đầu tư dự hội nghị.

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá kết quả thu hút đầu tư trên là tín hiệu đáng mừng cho kinh tế Lạng Sơn, hứa hẹn nhiều thành công trong thời gian tới, với các tên tuổi lớn như FLC, Đèo Cả, Hoàng Anh Gia Lai, TMS Group…

“Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng nhiều lợi thế của tỉnh vẫn chưa được phát huy và sự phát triển của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng,” ông Phạm Ngọc Thưởng nói.

Lạng Sơn đã và đang thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng nâng cao hiệu quả dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Lạng Sơn cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, luôn đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, đầu tư tại tỉnh, ông Phạm Ngọc Thưởng khẳng định.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu 5 đặc điểm trong tình hình kinh tế-xã hội của Lạng Sơn thời gian qua. Trước hết, trong nhiệm kỳ này, nhất là những năm gần đây, kinh tế-xã hội của Lạng Sơn phát triển mạnh mẽ, đồng đều, toàn diện với tăng trưởng GRDP đạt tới 8,6%/năm, thu ngân sách vượt kế hoạch và đời sống thực chất của người dân được nâng lên rõ nét. Trong phát triển, tỉnh cần lưu ý lồng ghép hài hòa chính sách kinh tế với xã hội và môi trường.

Thứ hai, tỉnh đã phối hợp tốt với Bộ Giao thông và Vận tải và nhà đầu tư để triển khai hoàn thành tuyến cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn dài 64 km trong thời gian ngắn, giúp rút ngắn thời gian kết nối Lạng Sơn với Hà Nội xuống còn 2 giờ đồng hồ. Đây là chính điều kiện quan trọng để thu hút phát triển.

Ngoài ra, là tỉnh có hơn 200 km biên giới và hệ thống đường bộ, đường sắt kết nối với Trung Quốc, Lạng Sơn thời gian qua đã nỗ lực củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác, đẩy mạnh công tác xúc tiến với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Thứ tư, môi trường đầu tư của Lạng Sơn không ngừng được cải thiện, với đổi mới trong công tác đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Thứ năm, bộ mặt thành phố Lạng Sơn, các địa phương có thay đổi lớn, nhất là cơ sở hạ tầng cho thấy sự thay da đổi thịt của vùng biên.

Thủ tướng cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn chưa thực sự bền vững. Trước hết thu nhập bình quân đầu người còn thấp, năm 2018-2019 chỉ đạt khoảng 2.000 USD nên cần phải cố gắng hơn nữa… Ngoài ra, nhiều vấn đề đặt ra cho kinh tế Lạng Sơn, nhất là sức cạnh tranh kinh tế; tỉnh chưa có sản phẩm nổi trội, cho nên để phát triển công nghiệp chế biến tham gia chuỗi giá trị là vấn đề rất lớn, chưa tạo động lực, sức lan tỏa lớn cho nền kinh tế…

Lạng Sơn ở lợi thế quan trọng mà không phải địa phương nào cũng có được. Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và Hàng lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài thuộc hàng lang xuyên Á Nam Ninh - Singapore. Tỉnh cũng là cầu nối, cửa ngõ quan trọng không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc.

Lạng Sơn chỉ cách thủ phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây 230 km, cách Hà Nội 150 km, như vậy, tỉnh có thị trường 50 triệu dân của tỉnh Quảng Tây với GRDP quy mô 300 tỷ USD và vùng Thủ đô Hà Nội với GRDP 100 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn hàng năm trên 5 tỷ USD, gấp 3,8 lần quy mô nền kinh tế.

Nói về Lạng Sơn thì nông nghiệp là tiên phong, Thủ tướng khẳng định. Tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sắc mang đậm chất địa phương, nhưng điều rất quan trọng là phải có môi trường hàng hóa lớn, chứ không phải vài chục tấn.

“Điều quan trọng là cần đến các nhà đầu tư để chế biến sâu, nâng cao giá trị, đưa các sản phẩm của địa phương đến với khách hàng, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và phục vụ nhu cầu thị trường trong nước rất lớn”, Thủ tướng nói.

Đối với định hướng phát triển tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần có một nền kinh tế mạnh bởi không có tuyến phòng thủ nào vững chắc bằng tuyến phòng thủ là nền kinh tế mạnh. Lạng Sơn phải cùng với cả nước góp phần vào chiến lược này.

Thủ tướng đề nghị cần đề xuất xây dựng cơ chế liên kết các tỉnh biên giới tạo ra tuyến hành lang kinh tế phát triển mạnh, dọc tuyến biên giới. Chính phủ cùng các bộ, ngành cùng quyết tâm hợp sức hỗ trợ cùng với Lạng Sơn cũng như các tỉnh biên giới thực hiện mục tiêu này.

Lạng Sơn cần tập trung nguồn lực, kể cả ngân sách, vốn đầu tư, chính sách, con người cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột kinh tế, bao gồm kinh tế cửa khẩu, du lịch bền vững và nông nghiệp thông minh gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Đối với các khu kinh tế cửa khẩu thì cần tập trung xây dựng hạ tầng thương mại, logistics, phục vụ luân chuyển hàng hóa các địa phương trong cả nước. Chính vì vậy, cần có quy hoạch và đầu tư có tầm nhìn xa và với quy mô đủ lớn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tạo ra khả năng lan tỏa.

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Lạng Sơn sau đợt xúc tiến này cần cùng với các nhà đầu tư bắt tay vào công việc, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án được ký kết. Nhà đầu tư cần giữ lời nói đi đôi với việc làm. Về phía Chính phủ, sẽ tiếp tục giữ gìn môi trường hòa bình, môi trường vĩ mô thuận lợi nhất để tỉnh Lạng Sơn, nhà đầu tư thành công.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…