Hơn 200 nhiệm vụ nhỏ góp phần đưa GDP tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Nghị quyết 01 năm 2022 của Chính phủ triển khai đã góp phần tích cực vào kết quả tăng trưởng GDP của cả nước.

Năm 2022 tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trên 8,02%, vượt xa mục tiêu đề ra (6-6,5%), cao nhất trong 10 năm qua, nâng quy mô nền kinh tế lên 409 tỷ USD. Con số này giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng kinh tế hàng đầu ASEAN. 

Có 59/63 địa phương tăng trưởng từ 6,5% trở lên, trong đó, nhiều địa phương tăng trưởng cao. Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng có mức tăng trưởng cao lần lượt đạt 8,9% và 9,03%.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm tăng 3,15%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra.

Các cân đối lớn được bảo đảm (Thu Ngân sách Nhà nước vượt 27,8% dự toán (tăng 392 nghìn tỷ đồng); kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5%, xuất siêu 11,2 tỷ USD; an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu nông sản hơn 53,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gạo đạt hơn 7,12 triệu tấn.

Công nghiệp phục hồi tích cực, sản xuất công nghiệp tăng 7,7%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,1%, tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Nông nghiệp tăng trưởng 3,36%, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Thương mại, dịch vụ phục hồi và tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8% so với năm 2021; du lịch phục hồi mạnh, năm 2022 có hơn 102 triệu lượt khách trong nước và 3,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Trong buổi họp báo Chính phủ Thường kỳ tháng 12/2022, trả lời báo chí về nguyên nhân và giải pháp để Việt Nam đạt được kết quả tăng trưởng GDP ấn tượng như vậy.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có xây dựng một báo cáo tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2022 để phục vụ xây dựng Nghị quyết 01 mới của năm 2023 của Chính phủ. Trong Nghị quyết 01 năm 2022 có 12 nhóm nhiệm vụ lớn và chẻ nhỏ ra hơn 200 nhiệm vụ nhỏ, giải pháp nhỏ, cho thấy khối lượng công việc khổng lồ của các bộ, ngành, địa phương triển khai trong năm 2022 để đóng góp vào kết quả chung của cả nước.

tăng trưởng GDP
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khái quát một số nhóm nguyên nhân và giải pháp để đạt được kết quả tăng trưởng GDP 8,02% trong năm 2022. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bên cạnh đó, là công tác điều hành của Chính phủ cũng rất thường xuyên liên tục và có những nghị quyết thường kỳ cũng như các nghị quyết mang tính chuyên đề, đặc biệt đối với các lĩnh vực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn, hay nghị quyết về giải ngân vốn đầu tư công… và hàng loạt giải pháp mang tính chuyên ngành của các bộ chủ quản cũng như của các địa phương.

Khái quát lại, thứ nhất là xuất phát từ cái đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong các lĩnh vực từ phòng chống dịch cho đến tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh… Từ những chủ trương đúng đắn như vậy, hệ thống cơ quan của Chính phủ cũng như cơ quan của Quốc hội đã có những quyết sách, chính sách kịp thời, hiệu quả, tác động đến các mặt của nền kinh tế để đạt được kết quả tích cực hơn. 

Trên cơ sở các cái quyết sách như vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong năm vừa qua hết sức quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả, như đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã nêu về các cuộc họp của Chính phủ, các cuộc họp thường niên, thường kỳ, các cuộc họp chuyên đề, các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ...

Thứ hai, một nhóm giải pháp không thể bỏ qua là công tác tổ chức, triển khai thực hiện ở các bộ, ngành và địa phương. Trong năm vừa qua, các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp hết sức mạnh mẽ và đạt được kết quả rất tích cực. Nổi bật lên về công tác điều hành sản xuất kinh doanh, giá cả, chính sách tài khóa, tiền tệ cũng như giải ngân vốn đầu tư công… Tất cả những mảng lớn như vậy đều có những chính sách hết sức linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ.

Cuối cùng, một nhóm giải pháp không thể không nói đến sự đồng lòng, đoàn kết, nhất trí và sự ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp này, có cả sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực về hỗ trợ nguồn lực và hỗ trợ tư vấn chính sách, tham mưu giúp cho Việt Nam có những quyết sách rất chính xác.

Xem thêm

Quốc hội "chốt" GDP 2023 tăng khoảng 6,5%

Quốc hội "chốt" GDP 2023 tăng khoảng 6,5%

Chiều 10/11, với 465/466 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023) trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế quan trọng đơn cử như GDP 2023.
Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 vượt 400 tỷ USD

Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 vượt 400 tỷ USD

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 403,53 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…