HoREA: Cần nhận diện rõ chủ thể tham gia định giá đất tránh “thông đồng, dàn xếp giá”

Đây là thông tin từ góp ý mới nhất của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)…
thông đồng, dàn xếp giá
Cần nhận diện rõ chủ thể tham gia định giá đất tránh “thông đồng, dàn xếp giá”. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, HoREA cho rằng, cần nhận diện rõ từng chủ thể tham gia hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để có biện pháp “bảo đảm tính độc lập” nhằm phòng, chống “thông đồng, dàn xếp giá”.

Theo Hiệp hội có 5 trường hợp mà từng chủ thể, có thể thông đồng để dàn xếp giá. Thứ nhất, “thông đồng, dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với cán bộ của Sở Tài chính và Sở Tài nguyên Môi trường. Việc “thông đồng, dàn xếp giá” có thể hình thành từ cả 2 chiều.

Chủ đầu tư chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường và nhất là Sở Tài chính, ngược lại cán bộ của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chủ đầu tư.

"Bởi lẽ, các chủ đầu tư dự án bất động sản của từng địa phương không nhiều và “đều biết nhau cả” và các chủ đầu tư đều biết rõ Sở Tài nguyên Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm công tác định giá đất, trình UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giá đất”, HoREA nhận định.

Thứ hai, “thông đồng, dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với doanh nghiệp thẩm định giá, việc “thông đồng, dàn xếp giá” có thể hình thành từ cả 2 chiều.

Có thể, chủ đầu tư chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với doanh nghiệp thẩm định giá hoặc doanh nghiệp thẩm định giá chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chủ đầu tư.

Thứ ba, “thông đồng dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với chuyên gia phản biện được mời tham gia Hội đồng thẩm định giá đất. Do vậy, rất cần thiết xây dựng cơ chế, biện pháp để bảo đảm “tính độc lập” của chuyên gia phản biện trong hoạt động của Hội đồng thẩm định giá đất và không để xảy ra “thông đồng, dàn xếp giá” giữa chủ đầu tư với chuyên gia.

Thứ, “thông đồng dàn xếp giá” do có thể xảy ra giữa doanh nghiệp thẩm định giá với cán bộ của Sở Tài chính và Sở Tài nguyên Môi trường nhằm phòng ngừa “doanh nghiệp sân sau.

Thứ năm, dù ít có khả năng xảy ra, nhưng vẫn phải phòng, chống “thông đồng dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với người có thẩm quyền. Bởi lẽ, mối quan hệ này có thể dẫn đến “chỉ đạo giá đất trái pháp luật” trong hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất. Việc “thông đồng, dàn xếp giá” cũng có thể hình thành từ cả 02 chiều.

Hiệp hội cho biết, trên đây là một số trường hợp có thể xảy ra việc “thông đồng, dàn xếp giá” cần được nhận diện rõ để khi Chính phủ ban hành Nghị định thì có cơ chế, giải pháp xử lý hiệu quả nhằm phòng, chống việc “thông đồng, dàn xếp giá” làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.

Có thể bạn quan tâm